Chuyên gia lý giải 5 đại kỵ cần tránh cho trẻ tháng cô hồn

Google News

Bước vào tháng cô hồn, nhà nào có trẻ nhỏ nhất định phải tránh xa những đại kỵ này.

Người xưa cho rằng, tháng cô hồn là tháng mở cửa ngục, ma quỷ vong tà được trở lại dương gian. Trẻ sơ sinh nếu chưa đủ 3 tháng 10 ngày, hồn vía chưa cứng cáp, rất dễ bị cô hồn, quỷ ma quấy phá mà sinh đau ốm, bệnh tật.
Kiêng kị rất nhiều, có những kiêng kị mà người dân hay gọi là mẹo, làm theo thấy đúng và thành điều kỳ bí không thể lý giải được trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.
Ông Hà Thanh, chuyên gia tâm linh và phong thủy (Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người), đã giải thích 5 kiêng kị sau trong dân gian:
Chuyen gia ly giai 5 dai ky can tranh cho tre thang co hon
Mẹ nào cũng muốn con mình được bình an. Ảnh minh họa. 
1. Khi đưa bé từ nhà hộ sinh về
Khi đưa bé sơ sinh từ nhà hộ sinh về, hay mỗi khi đưa bé ra khỏi nhà, bố mẹ bé thường bôi nhọ nồi lên trán trẻ. Bà mẹ vừa ẵm con, vừa cầm con dao nhỏ với đôi đũa trong tay, với quan niệm làm vậy sẽ tránh được phần âm quấy nhiễu, bảo vệ hồn vía cho đứa trẻ.
Ngày nay đun điện, đun than tổ ong nên không có nhọ nồi. Các bà mẹ đã sáng tạo bằng cách chấm vết son tròn lên ấn đường của con trước khi đưa con ra đường.
Việc kiêng kị này là tục xưa, theo đó trẻ sơ sinh khi được đón về phải quệt nhọ nồi vào trán trẻ (thường là ấn đường), hoặc mang theo dao, chiếc đũa. Việc làm đó được coi là đánh dấu đứa trẻ và hồn phách đứa trẻ đã được phép vào làm con gia đình người ta (bố mẹ trẻ), ma quỷ không được phép "bắt" đi.
Người đón đứa trẻ về nhà thường được gia đình lựa chọn, đó phải là người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, sống có đạo đức, dễ gần... với mong muốn sau này đứa trẻ sẽ khôn khéo, khỏe mạnh, sống có tâm, có đức...
2. Trẻ tự dưng khóc dữ dội, dỗ không chịu nín
Việc này được cho là trẻ gặp người lạ dữ vía khiến bé quấy khóc, không sao dỗ được ngay lúc đó.
Hoặc có người tới thăm trẻ "vía không lành" nên khiến trẻ sơ sinh khóc ngằn ngặt mà bố mẹ không hiểu vì sao.
Nguyên do nữa là một số người vô ý, sau khi đi dự đám tang, hay ở nghĩa trang, hoặc đi làm việc tâm linh về chưa tắm giặt, thay quần áo để tẩy sạch âm khí, đã... tiện đường qua thăm, chơi với gia đình trẻ. Nhìn thấy trẻ đáng yêu, hoặc lấy lòng bố mẹ trẻ đã bế, ôm hôn trẻ… cũng khiến trẻ khóc quấy, hờn dai.
Do đó, tháng cô hồn người dân có dính dáng tới việc tâm linh, nhất là làm về phần âm về thì hãy tắm rửa, thay quần áo trước khi lại gần đứa trẻ.
Về khoa học, thì đó là cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho bản thân và cho đứa trẻ. Còn về tâm linh, nước sẽ tẩy rửa sạch âm khí, tà khí để không "ám" vào đứa trẻ, đó là cách bảo vệ cho trẻ được an toàn.
Tùy vùng mà bố mẹ xử lý khi thấy trẻ hờn khóc, quấy mãi không dỗ được. Có vùng dùng chiếc áo tơi cũ (loại áo đan bằng lá cọ để đi mưa) đốt lên đốt vía.
Có vùng đốt vía bằng cách lén ném đóm cháy trước mặt người lạ, hoặc khi người lạ đi rồi khua đóm bên cạnh trẻ. Hoặc dùng nón cũ, mê cũ, chổi cũ... đốt vía cho mẹ bế trẻ bước qua lửa 3 lần, rồi hơ đuổi vía dữ khắp phòng trẻ, vừa hơ vừa nói "vía lành thì ở, vía dữ thì đi". Như thế thì trẻ sẽ thôi khóc.
Nếu không có những thứ trên, có thể dùng quả bồ kết khô đốt lên, hoặc xông tinh dầu trầm thay thế. Theo khoa học, hương bồ kết, hương trầm có tác dụng làm trẻ bớt căng thẳng và dịu lại. Còn theo tâm linh thì thứ hương này có tác dụng xua đuổi âm khí.
Vì vậy, khi đi làm việc dính dáng tới tâm linh, người lớn cần giữ gìn không lại gần trẻ sơ sinh.
Trường hợp trẻ khóc liên miên và dữ dội thì cho là đau bão, phải mượn người nhổ bão trên đầu người mẹ. Theo đó người mẹ ôm con ép vào bụng, để người khác cầm những sợi tóc quấn lại với nhau thành từng mớ trên đầu người mẹ giật nhẹ.
Về việc trẻ khóc dai trong 3 tháng 10 ngày còn có khóc dạ đề (trẻ sơ sinh đêm nào cũng khóc ngằn ngặt đủ 21 ngày). Muốn chữa cho trẻ, phải dùng mẹo sang nhà hàng xóm mượn chiếc cọc chuồng lợn, hoặc một con dao cũ đã cùn ném xuống gầm giường… Cách chữa mẹo kỳ lạ này sẽ giúp bé dừng khóc và ngủ được.
Mẹo này xưa các cụ hay làm, hiệu quả tới đâu chưa biết vì chưa có kiểm chứng khoa học, các nhà tâm linh cũng chưa lý giải được việc này và hầu hết là kinh nghiệm dân gian truyền miệng.
3. Khen trẻ phải có mẹo
Có những vị khách đến thăm trẻ, muốn khen bé xinh xắn, bụ bẫm… Theo quan niệm dân gian thì khen thế là “quở quang”, sẽ làm cho trẻ lười bú, đau ốm. Vì vậy muốn khen trẻ thì phải kèm theo từ “trộm vía”.
Việc này khoa học và tâm linh cũng chưa lý giải được, còn người dân cũng chỉ làm theo quan niệm dân gian truyền miệng.
4. Kiêng mặc quần áo mới cho trẻ sơ sinh
Xưa người bình dân ít khi được dùng vải tốt, mềm mại giá rẻ mà hầu hết chỉ có những vải dày, cứng, không hợp với làn da bé còn non nớt của trẻ, khiến trẻ bị dị ứng, khó chịu khi mặc. Vì vậy, bố mẹ trẻ sơ sinh xưa hay xin đồ cũ của trẻ khỏe mạnh, dễ nuôi về mặc cho trẻ sơ sinh với mong muốn con mình sinh ra cũng khỏe mạnh, dễ nuôi.
Thực ra, việc cho trẻ sơ sinh mặc đồ cũ vải đã trơn mềm, trẻ mặc thấy dễ chịu, không quấy khóc.
5. Không phơi quần áo của bé ban đêm
Không phơi quần áo của bé ban đêm vì sợ âm khí làm trẻ ốm.
Thực tế, tháng 7 âm là giai đoạn chuyển mùa, có rất nhiều bụi phấn hoa có thể bám vào quần áo gây dị ứng, mẩn ngứa cho trẻ. Vì vậy, không nên phơi quần áo ban đêm. Nếu mưa gió nhiều ngày, cần sấy hoặc là khô quần áo cho trẻ.
Tháng cô hồn không để trẻ bị hở bụng, lưng, không cho trẻ nằm chiếu mát, đệm mát... mà cần giữ ấm bụng để tránh cho trẻ không bị đau bụng. Hãy quấn lớp khăn xô mềm quanh bụng trẻ để tránh trẻ bị đau bụng, đi ngoài.
Những kiêng kị phản khoa học khác
Trong những kiêng kị dân gian, có một số kiêng kị được coi là phản khoa học như sau:
- Một số nhà dùng kim khêu cặn sữa bám ở lợi (nanh) để tránh cho trẻ không bị mọc răng ngựa xấu.
Kiêng kị trên không đúng khoa học, vì người dân ít kinh nghiệm nên khi khêu có thể làm khoang miệng bé tổn thương, sưng đau, viêm nhiễm. Do đó khi bé mọc nanh, nên đưa con tới bác sĩ để xử lý cho an toàn.
- Con lớn chậm, yếu ớt, thì bế chui qua áo quan người già bậc thượng thọ lúc đưa đám.
Đó là tập tục phản khoa học mà người dân xưa đã làm. Việc này ngày nay được khoa học chứng minh là rất có hại cho sức khoẻ trẻ sơ sinh. Và khi có đám tang, không nên cho trẻ sơ sinh đến gần.
- Trẻ đau ốm lâu, chữa thuốc men không khỏi thì đi xem bói, cúng bái tạ tội, làm phép trừ tà ma, xin bùa cho trẻ đeo, uống tàn hương... để tránh bị ma quỷ ám. Hoặc trẻ bị sài đẹn thì mang con ra kéo quanh mồ mả mới, ngụ ý bỏ bệnh sài đẹn lại đó.
Theo các chuyên gia tâm linh, đó là quan niệm của người xưa khi chưa có ánh sáng khoa học và nền y học chưa phát triển. Việc đi chùa hay xin bùa cầu bình an cho trẻ sơ sinh đeo không hợp, vì trẻ quá nhỏ, đeo bùa dễ bị cản trở đường hô hấp, hoặc nghẹt thở.
Ngày nay, y học phát triển, khi trẻ đau ốm. bệnh tật cần phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để trẻ được khám chữa kịp thời.
Bài viết trên đây dành bảo vệ cho trẻ sơ sinh tháng cô hồn. Những bố mẹ trẻ hãy ghi nhớ những kiêng kị có lợi và có hại để bảo vệ con trẻ khỏe mạnh, an toàn.
Theo Ngọc Hà/Giadinh.net

>> xem thêm

Bình luận(0)