Đối với nhiều người, cái chết được xem là điểm cuối cùng của sự sống. Thậm chí, có người coi cái chết là sự ám ảnh và sợ nó. Tuy nhiên, người Tây Tạng có quan niệm về nghệ thuật sinh tử độc đáo đáng suy ngẫm.Người Tây Tạng có quan niệm khá phổ biến rằng, mọi người sinh ra đều có những năng lực đặc biệt. Tuy nhiên, chỉ có một số người đánh thức được năng lực đặc biệt trong cơ thể và sử dụng chúng vào trong cuộc sống.Đặc biệt, thông qua yoga, thiền và những hoạt động khác, một số nhà sư Tây Tạng có thể giải phóng sức mạnh tinh thần, làm giảm sự trao đổi chất trong cơ thể xuống còn 64%. Những điều này giới khoa học chưa thể giải mã được.Nhiều cuốn sách bàn về nghệ thuật sinh tử của Tây Tạng đã được giới thiệu đến công chúng và nhận được sự đánh giá cao.Trong đó, cuốn sách "The Tibetan book of living and dying" (Tạng thư sống chết) viết năm 1992 của Sogyal Rinpoche - bậc thầy của truyền thống Kim cương thừa Tây Tạng là một trong những tác phẩm nổi tiếng thế giới viết về đề tài tâm linh.Tác phẩm này đã được dịch ra 35 ngôn ngữ, có mặt ở 81 quốc gia với số lượng ấn bản lên đến gần 4 triệu bản (tính đến cuối năm 2013).Trong cuốn "Tạng thư sống chết", Sogyal Rinpoche giới thiệu đến mọi quan niệm cái chết là một phần tự nhiên của sự sống.Khi hiểu tường tận về cái chết, mỗi người sẽ sống tốt đẹp hơn, có tình thương và trách nhiệm với từng suy nghĩ, lời nói và hành vi của bản thân hơn.Thông qua cuốn sách này, Rinpoche cũng giới thiệu đến độc giả về việc tập thiền định, về nghiệp và tái sinh, về cách chăm sóc và tình thương dành cho người sắp chết, về những thử thách và phần thưởng của con đường tâm linh thật sự.Chính những điều này đã khiến văn hóa Tây Tạng càng trở nên đậm chất huyền bí, khó lý giải bằng khoa học.
Đối với nhiều người, cái chết được xem là điểm cuối cùng của sự sống. Thậm chí, có người coi cái chết là sự ám ảnh và sợ nó. Tuy nhiên, người Tây Tạng có quan niệm về nghệ thuật sinh tử độc đáo đáng suy ngẫm.
Người Tây Tạng có quan niệm khá phổ biến rằng, mọi người sinh ra đều có những năng lực đặc biệt. Tuy nhiên, chỉ có một số người đánh thức được năng lực đặc biệt trong cơ thể và sử dụng chúng vào trong cuộc sống.
Đặc biệt, thông qua yoga, thiền và những hoạt động khác, một số nhà sư Tây Tạng có thể giải phóng sức mạnh tinh thần, làm giảm sự trao đổi chất trong cơ thể xuống còn 64%. Những điều này giới khoa học chưa thể giải mã được.
Nhiều cuốn sách bàn về nghệ thuật sinh tử của Tây Tạng đã được giới thiệu đến công chúng và nhận được sự đánh giá cao.
Trong đó, cuốn sách "The Tibetan book of living and dying" (Tạng thư sống chết) viết năm 1992 của Sogyal Rinpoche - bậc thầy của truyền thống Kim cương thừa Tây Tạng là một trong những tác phẩm nổi tiếng thế giới viết về đề tài tâm linh.
Tác phẩm này đã được dịch ra 35 ngôn ngữ, có mặt ở 81 quốc gia với số lượng ấn bản lên đến gần 4 triệu bản (tính đến cuối năm 2013).
Trong cuốn "Tạng thư sống chết", Sogyal Rinpoche giới thiệu đến mọi quan niệm cái chết là một phần tự nhiên của sự sống.
Khi hiểu tường tận về cái chết, mỗi người sẽ sống tốt đẹp hơn, có tình thương và trách nhiệm với từng suy nghĩ, lời nói và hành vi của bản thân hơn.
Thông qua cuốn sách này, Rinpoche cũng giới thiệu đến độc giả về việc tập thiền định, về nghiệp và tái sinh, về cách chăm sóc và tình thương dành cho người sắp chết, về những thử thách và phần thưởng của con đường tâm linh thật sự.
Chính những điều này đã khiến văn hóa Tây Tạng càng trở nên đậm chất huyền bí, khó lý giải bằng khoa học.