Bắc qua rạch Thị Nghè, nối quận 1 và quận Bình Thạnh, cầu Thị Nghè là một chứng tích lịch sử hào hùng cho tinh thần chống xâm lược của nhân dân Sài Gòn.Tại cây cầu này, vào sáng sớm ngày 23/9/1945, quân và dân khu vực Thị Nghè cùng nhân dân thành phố vũ trang bằng vũ khí thô sơ đã lập Mặt trận cầu Thị Nghè nhằm ngăn chặn âm mưu tái chiếm Nam Bộ của quân Pháp.Tại mặt trận này, lực lượng cách mạng đã chặn đứng quân xâm lược hàng tháng trời, không cho chúng đánh nống ra ngoài thành phố.Cuộc chiến tại cầu Thị Nghè đã diễn ra vô cùng ác liệt. Ngày 18/10/1945, quân Pháp huy động tàu thép và chiến xa để chiếm cầu hòng phá vỡ mặt trận.Chúng đã bị quân và dân ta đánh trả vô cùng anh dũng, thương vong hàng trăm tên...Chiến công vang dội này đã góp phần phá vỡ kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Pháp ở Nam Bộ. Mặt trận Thị Nghè đã đi vào trang sử oanh liệt của Sài Gòn trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến và là niềm cổ vũ to lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc những năm sau đó.Vào ngày 18/10/1978, một tấm bia ghi công đã được dựng ở chân cầu Thị Nghè nhằm ghi nhớ cuộc chiến oanh liệt ngày 18/10/1945.Vào năm 2014, công trình này đã được xây dựng lại trên tổng diện tích khuôn viên 218 m², cách vị trí cũ khoảng 100 m.Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện lòng tri ân về sự hy sinh to lớn của thế hệ trước; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ tiếp nối và góp phần tạo cảnh quan đô thị tại khu vực.
Bắc qua rạch Thị Nghè, nối quận 1 và quận Bình Thạnh, cầu Thị Nghè là một chứng tích lịch sử hào hùng cho tinh thần chống xâm lược của nhân dân Sài Gòn.
Tại cây cầu này, vào sáng sớm ngày 23/9/1945, quân và dân khu vực Thị Nghè cùng nhân dân thành phố vũ trang bằng vũ khí thô sơ đã lập Mặt trận cầu Thị Nghè nhằm ngăn chặn âm mưu tái chiếm Nam Bộ của quân Pháp.
Tại mặt trận này, lực lượng cách mạng đã chặn đứng quân xâm lược hàng tháng trời, không cho chúng đánh nống ra ngoài thành phố.
Cuộc chiến tại cầu Thị Nghè đã diễn ra vô cùng ác liệt. Ngày 18/10/1945, quân Pháp huy động tàu thép và chiến xa để chiếm cầu hòng phá vỡ mặt trận.
Chúng đã bị quân và dân ta đánh trả vô cùng anh dũng, thương vong hàng trăm tên...
Chiến công vang dội này đã góp phần phá vỡ kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Pháp ở Nam Bộ.
Mặt trận Thị Nghè đã đi vào trang sử oanh liệt của Sài Gòn trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến và là niềm cổ vũ to lớn cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc những năm sau đó.
Vào ngày 18/10/1978, một tấm bia ghi công đã được dựng ở chân cầu Thị Nghè nhằm ghi nhớ cuộc chiến oanh liệt ngày 18/10/1945.
Vào năm 2014, công trình này đã được xây dựng lại trên tổng diện tích khuôn viên 218 m², cách vị trí cũ khoảng 100 m.
Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện lòng tri ân về sự hy sinh to lớn của thế hệ trước; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ tiếp nối và góp phần tạo cảnh quan đô thị tại khu vực.