Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung được xây dựng từ năm 1406 - 1424. Sau khi hoàn thành, cung điện xa hoa, tráng lệ này là nơi sinh sống của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến.Với diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành có hơn 70 cung điện gồm 9.999 gian phòng. Đây là quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới cho tới ngày nay.Trải qua hơn 600 năm lịch sử, Tử Cấm Thành "bất tử" trước mối mọt dù chủ yếu được hoàn thành từ gỗ. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao các cung điện bên trong Cố Cung không bị mối mọt làm hư hại?Theo các chuyên gia, sở dĩ Tử Cấm Thành không bị hư hại bởi mối mọt dù dùng gỗ làm một trong những vật liệu xây dựng chính là vì một số lý do, trước tiên là chất lượng gỗ.Gỗ được dùng để xây các cung điện trong Tử Cấm Thành đều là những loại gỗ quý hiếm bao gồm: trinh nam, gỗ bách, linh sam. Những loại gỗ này rất khó bị mối mọt "tấn công".Trong số này, trinh nam là loại gỗ quý hiếm, cực nổi tiếng ở Trung Quốc. Chúng được tìm thấy ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên và Quý Châu. Một số cây trinh nam có thể cao tới 30m, chất lượng gỗ càng tốt nếu "tuổi thọ" của cây càng cao.Gỗ trinh nam có màu vàng óng sau khi đánh bóng. Màu vàng thời phong kiến được coi là màu biểu tượng của hoàng đế. Vì vậy, chỉ có nhà vua mới có thể dùng loại gỗ quý hiếm, đắt đỏ này.Lý do thứ hai là vì những loại gỗ dùng để thi công Tử Cấm Thành đều được trải qua quá trình xử lý, chế tác công phu. Trong đó, chúng được phủ ở bên ngoài một lớp sơn mài. Nhờ đó, các kiến trúc gỗ trong Tử Cấm Thành có thể chống lại mối mọt.Thứ ba là yếu tố vị trí địa lý của Tử Cấm Thành. Do Cố Cung nằm ở phía Bắc của Trung Quốc nên thời tiết sẽ khô và lạnh. Kiểu thời tiết này không thích hợp với loại côn trùng ăn gỗ như mối mọt phát triển.Cuối cùng, Tử Cấm Thành được các kiến trúc sư thiết kế có lỗ thông gió. Các lỗ thông gió này được đặt khéo léo trong các bức tường của các cung điện, gian phòng. Nhờ đó, gỗ trong Tử Cấm Thành không bị ẩm mốc, mối mọt hay mục nát.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung được xây dựng từ năm 1406 - 1424. Sau khi hoàn thành, cung điện xa hoa, tráng lệ này là nơi sinh sống của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến.
Với diện tích 720.000 m2, Tử Cấm Thành có hơn 70 cung điện gồm 9.999 gian phòng. Đây là quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới cho tới ngày nay.
Trải qua hơn 600 năm lịch sử, Tử Cấm Thành "bất tử" trước mối mọt dù chủ yếu được hoàn thành từ gỗ. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao các cung điện bên trong Cố Cung không bị mối mọt làm hư hại?
Theo các chuyên gia, sở dĩ Tử Cấm Thành không bị hư hại bởi mối mọt dù dùng gỗ làm một trong những vật liệu xây dựng chính là vì một số lý do, trước tiên là chất lượng gỗ.
Gỗ được dùng để xây các cung điện trong Tử Cấm Thành đều là những loại gỗ quý hiếm bao gồm: trinh nam, gỗ bách, linh sam. Những loại gỗ này rất khó bị mối mọt "tấn công".
Trong số này, trinh nam là loại gỗ quý hiếm, cực nổi tiếng ở Trung Quốc. Chúng được tìm thấy ở Hồ Bắc, Tứ Xuyên và Quý Châu. Một số cây trinh nam có thể cao tới 30m, chất lượng gỗ càng tốt nếu "tuổi thọ" của cây càng cao.
Gỗ trinh nam có màu vàng óng sau khi đánh bóng. Màu vàng thời phong kiến được coi là màu biểu tượng của hoàng đế. Vì vậy, chỉ có nhà vua mới có thể dùng loại gỗ quý hiếm, đắt đỏ này.
Lý do thứ hai là vì những loại gỗ dùng để thi công Tử Cấm Thành đều được trải qua quá trình xử lý, chế tác công phu. Trong đó, chúng được phủ ở bên ngoài một lớp sơn mài. Nhờ đó, các kiến trúc gỗ trong Tử Cấm Thành có thể chống lại mối mọt.
Thứ ba là yếu tố vị trí địa lý của Tử Cấm Thành. Do Cố Cung nằm ở phía Bắc của Trung Quốc nên thời tiết sẽ khô và lạnh. Kiểu thời tiết này không thích hợp với loại côn trùng ăn gỗ như mối mọt phát triển.
Cuối cùng, Tử Cấm Thành được các kiến trúc sư thiết kế có lỗ thông gió. Các lỗ thông gió này được đặt khéo léo trong các bức tường của các cung điện, gian phòng. Nhờ đó, gỗ trong Tử Cấm Thành không bị ẩm mốc, mối mọt hay mục nát.