1. Khi dùng tì hưu nên xâu bằng dây đỏ cát tường đeo ở tay hoặc cổ. Xâu dây vào đuôi tì hưu, đầu chúc xuống dưới, quan trọng nhất là không để đầu tì hưu đối với đầu mình, sẽ mất tác dụng chiêu tài.
|
Ảnh minh họa. |
2. Dùng nước mưa hoặc nước sông thiêng để tẩy uế cho tì hưu.
3. Tì hưu là vật sủng của Quan Âm nên làm lễ khai quang trước cửa Quan Âm và ngày Rằm hàng tháng tới thắp hương cầu phúc.
4. Lưu ý phong thủy khi dùng tì hưu là không chạm vào miệng vì miệng dùng để ngậm tiền, không chạm vào mắt vì mắt dùng để tìm vật báu.
5. Tì hưu kị ánh sáng mạnh nên nếu ra ngoài trời nắng gắt thì phải chú ý giữ gìn. Mặt khác, quang sát của gương gây bất lợi cho tì hưu nên không được để tì hưu đối diện với gương, cùng không để đối diện với máy tính, ti vi.
6. Nhiều người thích trang trí thêm ngọc châu trên đỉnh đầu tì hưu để tăng cường hiệu quả phong thủy nhưng chú ý không được che khuất tầm nhìn của tì hưu vì đó là nơi tìm tài vị.
7. Tì hưu là thần thú phong thủy nên không kiêng kị tôn giáo, thần phật, có thể dùng chung với các bảo vật khác.
8. Đã đeo tì hưu một lần thì không được bỏ không trường kì, phải đeo thường xuyên. Nếu bỏ bẵng quá lâu thì tỳ hưu có nhân tính, cảm thấy chủ nhân đối xử không tốt với mình sẽ lười nhác chiêu tài.
9. Nếu đeo tì hưu ở tay thì nhất định phải đeo tay trái vì linh khí từ tay trái tiến ra tay phải.
10. Đeo tì hưu kiêng ăn ớt vì ớt khiến tài vận thất thoát ra ngoài.
11. Tì hưu bao dung vạn vật, có thể cùng đeo với châu báu ngọc khí nhưng phải chú ý không được đụng chạm lẫn nhau, nhất là tì hưu làm bằng ngọc phỉ thúy, rất dễ bị tổn thương.
12. Tì hưu thích hợp cho cả nam và nữ nhưng người trên 72 tuổi thì không nên đeo.
13. Không cho người khác chạm vào tì hưu của mình.
Mời quý độc giả xem video 9 đồ vật không nên để trong nhà (nguồn Youtube):