Sai phạm "khủng" tại KĐT Đại Thanh sẽ bị xử lý theo hướng nào?

Google News

(Kiến Thức) - Những sai phạm tại Khu đô thị Đại Thanh có thể bị xử lý theo hướng nào? Liệu những hạng mục xây dựng không phép hoặc vượt quá chiều cao quy định có bị dỡ bỏ?
 

Liên quan đến vụ Khu đô thị Đại Thanh có nhiều vi phạm nghiêm trọng như: xây vượt tầng, phá vỡ quy hoạch đối với khu nhà ở thấp tầng, biệt thự liền kề; “hóa phép” đất quy hoạch trồng cây xanh, công viên trở thành trụ sở làm việc; bán đất chuyên dùng cho cư dân xây nhà ở;…. Kiến Thức đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Quản Văn Hào - Công ty Luật TNHH An Nam để tìm hiểu về vấn đề xử lý các sai phạm. Những hạng mục xây dựng không phép hoặc vượt quá chiều cao quy định liệu có bị dỡ bỏ hay không?
Chia sẻ với Kiến Thức, luật sư Quản Văn Hào cho biết, thứ nhất, theo quyết định của UBND TP.Hà Nội về việc về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh – tỷ lệ 1/500 và Quyết định số 1067/QĐ-UBND về việc ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh – tỷ lệ 1/500, công trình được phép xây dựng lên từ 5 đến 29 tầng
Tuy nhiên, khối nhà này đã được chủ đầu tư xây thành 32 tầng và tất cả đã được bán cho người dân vào ở. Như vậy rõ ràng là xây dựng công trình sai với thiết kế được phê duyệt cũng như mục đích được sử dụng.
Căn cứ tại khoản 7 Điều 13 nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển và công sở: “7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng; b) Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.”
Thứ hai, theo Điều 34 Nghị định 167/2017/ NĐ/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình với việc vi phạm việc không trang bị được các thiết bị phòng cháy chữa cháy thì tập đoàn có thể bị xử phạt khoản 5, Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.”
Thứ ba, về vấn đề thuế, nếu như có hành vi nợ thuế và không thanh toán thuế đúng hạn thì căn cứ vào thông tư 215/2013 về các biện pháp cưỡng chế thi hành thuế thì hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành việc nộp thuế và bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính tại thông tư 166/2013 về hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính đối với việc trốn thuế quy định tại khoản 2 điều 13.
 Hầu hết những khu nhà ở thấp tầng đều xây dựng sai phạm - Ảnh nguồn: Phapluatplus.
Bên cạnh đó, đối với những hạng mục xây dựng không phép, xây dựng quá chiều cao quy định, thì căn cứ theo khoản 5 và khoản 10 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ- CP, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựngcông trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
10. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này không thuộc trường hợp xử lý thao quy định tại khoản 9 điều này thì bị xử lý ntheo Nghị định số 180/2007/NĐ- CP”.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 180/ 2007/ NĐ-CP quy định về việc áp dụng quy định tại Khoản 10 Điều 13, Điểm d Khoản 8 Điều 16, Điểm b Khoản 2 Điều 42, Điểm b Khoản 4 Điều 46, Điểm b Khoản 5 Điều 49, Điểm b Khoản 4 Điều 53 và Điểm b Khoản 6 Điều 55 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP theo trình tự như sau:
a) Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có trách nhiệm lập biên bản như sau: hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì lập biên bản theo Mẫu biên bản số 01, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì lập biên bản theo Mẫu biên bản số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 17, Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm theo Phụ lục II, Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 180/2007/NĐ-CP;
c) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (trừ trường hợp vụ việc phức tạp theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính), người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu quyết định số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
d) Hết thời hạn quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Mẫu quyết định số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP đồng thời thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
Như vậy, đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
Hổng Liên

>> xem thêm

Bình luận(0)