Tọa lạc tại một ngọn đồi cao thuộc số 39 đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt, Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt là một thắng cảnh nổi tiếng của thành phố trên cao nguyên Lang Biang.Thiện viện hình thành vào đầu thập niên 1950, ban đầu chỉ là một niệm Phật đường được dựng lên nhằm mục đích cho Phật tử địa phương có chổ lễ bái. Năm 1964, nơi này đổi tên thành chùa Vạn Hạnh, đến năm được xây dựng quy mô trên tổng diện tích là 2 ha.Trong những năm sau đó, các hạng mục mới tiếp tục được xây dựng, thiền viện Vạn Hạnh ngày càng trở nên khang trang, đẹp đẽ và trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương.Về tổng quan, kiến trúc thiền viện là sự kết hợp giữa hài hòa phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam với các kỹ thuật xây dựng hiện đại.Công trình đầu tiên của thiền viện là cổng tam quan ngoài, nằm dưới chân núi.Sau một quãng đường núi dài vài trăm mét, các hạng mục chính của thiền viện hiện ra với cổng tam quan nội ở mặt trước.Sau cổng tam quan nội là một lối đi dẫn đến tòa chính điện, công trình thờ tự trung tâm của thiền viện.Tòa chính điện có quy mô khá bế thế, được trang hoàng rực rỡ với các mô típ rồng phượng, bánh xe Phật pháp.., sơn nhũ vàng.Bên trong chính điện điện được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca có Cửu Long phún thủy (9 con rồng phun nước). Đây cũng là nét đặc sắc chưa hiếm gặp trong trang trí điện Phật ở Việt Nam.Bên trái chính điện là Niết Bàn Điện.Bên trong Niết Bàn Điện là nơi trưng bày bức tượng Phật nhập Niết bàn bằng đồng lớn nhất Việt Nam.Bên phải khuôn viên thiền viện Vạn Hạnh có bức tượng "Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu" cao 24m, rộng 20m, là một công trình điêu khắc nổi tiếng của Đà Lạt.Bức tượng thể hiện hình ảnh Đức Phật tay phải cầm bông hoa sen, được xếp vào một trong những bức tượng Phật lớn nhất tại Việt Nam. Bức tượng có thể được quan sát từ nhiều nơi trong thành phố.Các công trình đặc sắc khác của thiền viện là nhà bảo tàng văn hóa Phật giáo Việt Nam, bảo tàng cổ vật, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý về Phật giáo Việt Nam cũng như văn hóa Đà Lạt.Ngoài ra thiền viện còn giảng đường, nhà khách, phòng ăn… và nhiều công trình phụ trợ khác.Các công trình của thiền viện được bố trí hài hòa trong một khuôn viên rộng rãi, tràn ngập cây xanh và các loài hoa xứ lạnh.Điểm xuyết giữa khung cảnh thiên nhiên xanh tươi là nhiều bức tượng Phật, Bồ tát… mang tính nghệ thuật cao.Từ thiền viện, du khách cũng có thể phóng tầm mắt bao quát một góc vùng ngoại ô Đà Lạt, với khung cảnh đầy chất trữ tình…
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
Tọa lạc tại một ngọn đồi cao thuộc số 39 đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt, Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt là một thắng cảnh nổi tiếng của thành phố trên cao nguyên Lang Biang.
Thiện viện hình thành vào đầu thập niên 1950, ban đầu chỉ là một niệm Phật đường được dựng lên nhằm mục đích cho Phật tử địa phương có chổ lễ bái. Năm 1964, nơi này đổi tên thành chùa Vạn Hạnh, đến năm được xây dựng quy mô trên tổng diện tích là 2 ha.
Trong những năm sau đó, các hạng mục mới tiếp tục được xây dựng, thiền viện Vạn Hạnh ngày càng trở nên khang trang, đẹp đẽ và trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương.
Về tổng quan, kiến trúc thiền viện là sự kết hợp giữa hài hòa phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam với các kỹ thuật xây dựng hiện đại.
Công trình đầu tiên của thiền viện là cổng tam quan ngoài, nằm dưới chân núi.
Sau một quãng đường núi dài vài trăm mét, các hạng mục chính của thiền viện hiện ra với cổng tam quan nội ở mặt trước.
Sau cổng tam quan nội là một lối đi dẫn đến tòa chính điện, công trình thờ tự trung tâm của thiền viện.
Tòa chính điện có quy mô khá bế thế, được trang hoàng rực rỡ với các mô típ rồng phượng, bánh xe Phật pháp.., sơn nhũ vàng.
Bên trong chính điện điện được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí
tượng đức Phật Thích Ca có Cửu Long phún thủy (9 con rồng phun nước). Đây cũng là nét đặc sắc chưa hiếm gặp trong trang trí điện Phật ở Việt Nam.
Bên trái chính điện là Niết Bàn Điện.
Bên trong Niết Bàn Điện là nơi trưng bày bức tượng Phật nhập Niết bàn bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Bên phải khuôn viên thiền viện Vạn Hạnh có bức tượng "Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu" cao 24m, rộng 20m, là một công trình điêu khắc nổi tiếng của Đà Lạt.
Bức tượng thể hiện hình ảnh Đức Phật tay phải cầm bông hoa sen, được xếp vào một trong những bức tượng Phật lớn nhất tại Việt Nam. Bức tượng có thể được quan sát từ nhiều nơi trong thành phố.
Các công trình đặc sắc khác của thiền viện là nhà bảo tàng văn hóa Phật giáo Việt Nam, bảo tàng cổ vật, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý về Phật giáo Việt Nam cũng như văn hóa Đà Lạt.
Ngoài ra thiền viện còn giảng đường, nhà khách, phòng ăn… và nhiều công trình phụ trợ khác.
Các công trình của thiền viện được bố trí hài hòa trong một khuôn viên rộng rãi, tràn ngập cây xanh và các loài hoa xứ lạnh.
Điểm xuyết giữa khung cảnh thiên nhiên xanh tươi là nhiều bức tượng Phật, Bồ tát… mang tính nghệ thuật cao.
Từ thiền viện, du khách cũng có thể phóng tầm mắt bao quát một góc vùng ngoại ô Đà Lạt, với khung cảnh đầy chất trữ tình…
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.