Đây là một chiếc lưỡi cày bằng đồng của người Việt, được giới thiệu trong trưng bày "Âm vang Đông Sơn" ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Văn hóa Đông Sơn có niên đại từ 2.500-2.000 năm trước, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ ở làng Đông Sơn (Thanh Hóa) vào năm 1924.Trong quá trình khai quật các di tích của nền văn hóa Đông Sơn, các nhà khảo cổ học đã thu thập được nhiều hiện vật đồng thuộc các loại hình như cày, cuốc, lưỡi hái, nhíp, rùi, đục, dũa... Ảnh: Một dạng khác của lưỡi cày Đông Sơn.Đây là công cụ lao động được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, được tìm thấy với số lượng khá lớn ở nhiều địa điểm khác nhau. Ảnh: Lưỡi hái Đông Sơn.Các hiện vật này cho thấy văn hóa Đông Sơn thuộc cư dân nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với các ngành nghề thủ công như luyện kim, làm gốm, dệt, làm đồ trang sức, đồ sơn. Ảnh: Bản vẽ mô phỏng cách sử dụng lưỡi hái, chụp tại Bảo tàng.Không chỉ được chế tác tinh xảo, các công cụ lao động của văn hóa Đông Sơn còn có tính ứng dụng cao. Ảnh: Nhíp Đông Sơn.Sau 2.000 năm, một số công cụ vẫn còn tính hữu dụng khi dùng trong sản xuất nông nghiệp thời hiện đại. Ảnh: Bản vẽ mô phỏng cách sử dụng nhíp, chụp tại Bảo tàng.Qua các hiện vật này, hậu thế có thể phác họa một bức tranh sinh động về nền sản xuất nông nghiệp của người Việt hơn 2.000 năm trước. Ảnh: Lưỡi mai Đông Sơn.Trên một bình diện rộng hơn, các nhà nghiên cứu có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích để bổ sung cho hiểu biết của nhân loại về nền văn lúa nước hưng thịnh ở phương Đông thời cổ đại. Ảnh: Dụng cụ đục Đông Sơn.Bàn mài, một dụng cụ đa năng của cư dân văn hóa Đông Sơn.Một lưỡi rìu Đông Sơn.Kiểu rìu đặc trưng của văn hóa Đông Sơn.
Đây là một chiếc lưỡi cày bằng đồng của người Việt, được giới thiệu trong trưng bày "Âm vang Đông Sơn" ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Văn hóa Đông Sơn có niên đại từ 2.500-2.000 năm trước, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ ở làng Đông Sơn (Thanh Hóa) vào năm 1924.
Trong quá trình khai quật các di tích của nền văn hóa Đông Sơn, các nhà khảo cổ học đã thu thập được nhiều hiện vật đồng thuộc các loại hình như cày, cuốc, lưỡi hái, nhíp, rùi, đục, dũa... Ảnh: Một dạng khác của lưỡi cày Đông Sơn.
Đây là công cụ lao động được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, được tìm thấy với số lượng khá lớn ở nhiều địa điểm khác nhau. Ảnh: Lưỡi hái Đông Sơn.
Các hiện vật này cho thấy văn hóa Đông Sơn thuộc cư dân nông nghiệp trồng lúa nước kết hợp với các ngành nghề thủ công như luyện kim, làm gốm, dệt, làm đồ trang sức, đồ sơn. Ảnh: Bản vẽ mô phỏng cách sử dụng lưỡi hái, chụp tại Bảo tàng.
Không chỉ được chế tác tinh xảo, các công cụ lao động của văn hóa Đông Sơn còn có tính ứng dụng cao. Ảnh: Nhíp Đông Sơn.
Sau 2.000 năm, một số công cụ vẫn còn tính hữu dụng khi dùng trong sản xuất nông nghiệp thời hiện đại. Ảnh: Bản vẽ mô phỏng cách sử dụng nhíp, chụp tại Bảo tàng.
Qua các hiện vật này, hậu thế có thể phác họa một bức tranh sinh động về nền sản xuất nông nghiệp của người Việt hơn 2.000 năm trước. Ảnh: Lưỡi mai Đông Sơn.
Trên một bình diện rộng hơn, các nhà nghiên cứu có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích để bổ sung cho hiểu biết của nhân loại về nền văn lúa nước hưng thịnh ở phương Đông thời cổ đại. Ảnh: Dụng cụ đục Đông Sơn.
Bàn mài, một dụng cụ đa năng của cư dân văn hóa Đông Sơn.
Một lưỡi rìu Đông Sơn.
Kiểu rìu đặc trưng của văn hóa Đông Sơn.