Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là lãnh tụ được hàng triệu người ngưỡng mộ và yêu quý. Người là Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Ngoại giao từ ngày 2/9/1945.Từ năm 1946 - 1969, Người là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian từ năm 1951 – 1969, Chủ tịch Đảng -Tổng Bí thư trong thời gian từ năm 1956 - 1960.Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên. Người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi là cụ Huỳnh. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng giữ các chức vụ: Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ. Vào năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (31/5/1946 – 21/9/1946).Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888-1980) có bí danh Thoại Sơn, từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1969 – 1980.Đồng chí Trường Chinh (1981 - 1987) đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam bao gồm: Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Quốc phòng (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ) nhiệm kỳ 1981-1987.Đồng chí Võ Chí Công (1912 - 2011) từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Đà Nẵng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nông nghiệp. Đồng chí Võ Chí Công giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Quốc phòng nhiệm kỳ 1987 - 1992.Đồng chí Lê Đức Anh (sinh năm 1920) là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 9/1997. Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông Lê Đức Anh từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986-1987), Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.Đồng chí Trần Đức Lương (sinh năm 1920) là Chủ tịch nước Việt Nam trong hai nhiệm kỳ từ năm 1997 – 2006. Trước đó, ông từng giữ chức: Phó chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban KH&KT của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Thủ tướng.Đồng chí Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1942) từng giữ các chức vụ: Trưởng ban Dân vận Trung ương, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh... Ông giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 - 2011.Đồng chí Trương Tấn Sang (sinh năm 1949) là Chủ tịch nước Việt Nam trong thời gian từ năm 2011 - 2016. Trước đó, ông là Bí thư Thành ủy TP HCM, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Thường trực Ban Bí thư.Đồng chí Trần Đại Quang (1956 - 2018) từng giữ các chức vụ: Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an. Năm 2012, ông được thăng hàm Đại tướng. Vào ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào lúc 10h05 ngày 21/9 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.Đồng chí Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944). Sáng ngày 23/10/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước. Theo kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước, 99,79% số đại biểu Quốc hội đã thống nhất bầu Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Căn cứ Hiến pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức trở thành Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là lãnh tụ được hàng triệu người ngưỡng mộ và yêu quý. Người là Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Bộ trưởng Ngoại giao từ ngày 2/9/1945.
Từ năm 1946 - 1969, Người là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian từ năm 1951 – 1969, Chủ tịch Đảng -Tổng Bí thư trong thời gian từ năm 1956 - 1960.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên. Người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi là cụ Huỳnh. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng giữ các chức vụ: Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ. Vào năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (31/5/1946 – 21/9/1946).
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888-1980) có bí danh Thoại Sơn, từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1969 – 1980.
Đồng chí Trường Chinh (1981 - 1987) đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam bao gồm: Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Quốc phòng (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ) nhiệm kỳ 1981-1987.
Đồng chí Võ Chí Công (1912 - 2011) từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Đà Nẵng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nông nghiệp. Đồng chí Võ Chí Công giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Quốc phòng nhiệm kỳ 1987 - 1992.
Đồng chí Lê Đức Anh (sinh năm 1920) là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 9/1997. Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông Lê Đức Anh từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986-1987), Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Đồng chí Trần Đức Lương (sinh năm 1920) là Chủ tịch nước Việt Nam trong hai nhiệm kỳ từ năm 1997 – 2006. Trước đó, ông từng giữ chức: Phó chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban KH&KT của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Thủ tướng.
Đồng chí Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1942) từng giữ các chức vụ: Trưởng ban Dân vận Trung ương, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh... Ông giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 - 2011.
Đồng chí Trương Tấn Sang (sinh năm 1949) là Chủ tịch nước Việt Nam trong thời gian từ năm 2011 - 2016. Trước đó, ông là Bí thư Thành ủy TP HCM, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Thường trực Ban Bí thư.
Đồng chí Trần Đại Quang (1956 - 2018) từng giữ các chức vụ: Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an. Năm 2012, ông được thăng hàm Đại tướng. Vào ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào lúc 10h05 ngày 21/9 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944). Sáng ngày 23/10/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội đã tiến hành bầu Chủ tịch nước. Theo kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước, 99,79% số đại biểu Quốc hội đã thống nhất bầu Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Căn cứ Hiến pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chính thức trở thành Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.