Cần tránh những sai lầm khi thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo

Google News

Nhiều người thường mắc sai lầm khi thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo.

Theo tục lệ dân gian, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp người dân Việt sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Mọi người quan niệm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo tất cả những việc của con người trong một năm vừa qua. Vì vậy vào ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 hoặc 5 con cá chép màu đỏ thả trong chậu nước cúng cùng các đồ lễ khác.

Sau khi cúng xong, mọi người sẽ đem cá chép phóng sinh ở ao, hồ với ý nghĩa đưa ông Công, ông Táo về trời.

Can tranh nhung sai lam khi tha ca chep trong ngay ong Cong ong Tao

Ý nghĩa của việc thả cá chép

Theo các nhà sư tại Việt Nam cho rằng phóng sinh là khơi dậy lòng hiếu sinh, sự thiện lương của con người. Phóng sinh tức là nhìn thấy những sinh vật bị giam cầm, bắt nhốt, ảnh hưởng đến đời sống và tính mạng liền khởi phát lòng từ bi, tìm cách cứu chuộc mạng sống cho chúng.

Can tranh nhung sai lam khi tha ca chep trong ngay ong Cong ong Tao-Hinh-2

Phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo là phong tục lâu đời của người dân Việt Nam.

Ngoài ra trong quan niệm người Việt, "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, kiên trì, bền chí, sẵn sàng chinh phục thành công.

Thế nên phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo không chỉ là nét đẹp văn hóa thể hiện sự kính trọng của người dân với ông Táo mà còn là thể hiện sự từ bi quý báu của con người.

Những sai lầm khi thả cá chép trong ngày ông Công ông Táo

Để nguyên cá trong bọc nilon kín

Khi đi thả cá chép tại các ao, hồ vào ngày cúng ông Công ông Táo, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều người thả nguyên cả túi ni lông đựng cá mà không hề mở ra.

Hành động này trái ngược với ý nghĩa phóng sinh, thể hiện lòng từ bi của con người. Cách thả cá như vậy chẳng những trực tiếp làm cá mất đi sự sống mà còn gây ô nhiễm môi trường, khiến các sinh vật khác bị ảnh hưởng không kém.

Can tranh nhung sai lam khi tha ca chep trong ngay ong Cong ong Tao-Hinh-3

Thả cá từ trên cao

Bên cạnh đó, nhiều người khi đi thả cá đã đứng trên cầu đổ cá thẳng xuống sông mà không quan tâm với độ cao như thế, cá thả xuống có sống tốt được không.

Hành động này thể hiện sự sơ sài, cẩu thả của người phóng sinh, đồng thời nhiều khả năng cá có thể bị chết do rơi từ trên cao, lực ném quá mạnh.

Theo phong tục thả cá chép, cá nên được đặt trong lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Thao tác nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn và tránh việc đổ, ném, quăng cá mạnh tay từ xô, chậu, túi nylon xuống thẳng sông hồ.

Thả cá nơi nước bẩn, ô nhiễm

Nhiều người chỉ cần tìm chỗ có nước kể cả những nơi ao tù nước đọng, ô nhiễm để thả cá.

Tuy nhiên đây là điều cấm kỵ. Không nên phóng sinh cá ở giếng, các vùng nước đọng và những nơi nguồn nước bị ô nhiễm vì cá sẽ ít có cơ hội sống sót. Cũng cần chọn nơi ít người câu cá để tránh việc cá vừa thả ra đã bị đánh bắt.

Can tranh nhung sai lam khi tha ca chep trong ngay ong Cong ong Tao-Hinh-4

Câu, chích điện bắt cá

Một số người thường chờ đến ngày này để câu cá, thậm chí còn dùng điện để bắt cá.

Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị xô dạt lại vào bờ.

Những hành động này trái ngược với ý nghĩa linh thiêng của việc phóng sinh thể hiện lòng từ bi của con người. Vì với cách thả cá phóng sinh như thế chẳng những trực tiếp làm cá chết mà còn gây nên những ô nhiễm môi trường.

Theo Hoàng Khuông/Thương hiệu và Pháp luật

>> xem thêm

Bình luận(0)