Được phát hiện, bảo quản và trưng bày tại Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, “ Mô hình kiến trúc thời Lê Sơ” là một hiện vật có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam.Hiện vật này là phần còn lại của một mô hình hoàn thiện làm bằng gốm. Khi mới được tạo tác, mô hình gồm ít nhất ba phần: Nền, bộ khung cột chịu lực và bộ mái. Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu.Dù không còn nguyên vẹn, mô hình kiến trúc thời Lê sơ cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Trong đó, hệ cột gồm cột cái, cột quân (cột hiên) với tất cả 16 cột.Hệ xà có các cấu kiện: Câu đầu, xà thượng, xà hạ (tương đương với xà nách trong kiến trúc kẻ bẩy). Hệ đấu củng gồm các cấu kiện: Đấu, củng, ang và xà vuông.Các thành tố cấu thành bộ mái kiến trúc thời Lê sơ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ và rõ nét qua mô hình.Các thành tố đó gồm hoành tròn, rui đua và rui hàng hiên dẹt, lá mái.Trên cùng lợp ngói ống hay còn gọi là ngói âm dương.Dù chỉ là một mô hình thu nhỏ và đã bị mất mát phần lớn, hiện vật vẫn giúp các nhà khoa học nhận diện một số phần quan trọng trong các yếu tố cấu thành của công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ 15-16.Kết hợp với những nguồn tư liệu khác, hiện vật có giá trị thông tin rất lớn trong công tác phục dựng kiến trúc cung đình ở Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ.“Mô hình kiến trúc thời Lê sơ” đã được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được phát hiện, bảo quản và trưng bày tại Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, “ Mô hình kiến trúc thời Lê Sơ” là một hiện vật có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam.
Hiện vật này là phần còn lại của một mô hình hoàn thiện làm bằng gốm. Khi mới được tạo tác, mô hình gồm ít nhất ba phần: Nền, bộ khung cột chịu lực và bộ mái. Phần còn lại này bao gồm một phần của bộ mái và bộ khung kết cấu.
Dù không còn nguyên vẹn, mô hình kiến trúc thời Lê sơ cho thấy rõ nét hệ cột, hệ xà, hệ đấu củng của kiến trúc thời bấy giờ. Trong đó, hệ cột gồm cột cái, cột quân (cột hiên) với tất cả 16 cột.
Hệ xà có các cấu kiện: Câu đầu, xà thượng, xà hạ (tương đương với xà nách trong kiến trúc kẻ bẩy). Hệ đấu củng gồm các cấu kiện: Đấu, củng, ang và xà vuông.
Các thành tố cấu thành bộ mái kiến trúc thời Lê sơ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ và rõ nét qua mô hình.
Các thành tố đó gồm hoành tròn, rui đua và rui hàng hiên dẹt, lá mái.
Trên cùng lợp ngói ống hay còn gọi là ngói âm dương.
Dù chỉ là một mô hình thu nhỏ và đã bị mất mát phần lớn, hiện vật vẫn giúp các nhà khoa học nhận diện một số phần quan trọng trong các yếu tố cấu thành của công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ 15-16.
Kết hợp với những nguồn tư liệu khác, hiện vật có giá trị thông tin rất lớn trong công tác phục dựng kiến trúc cung đình ở Hoàng thành Thăng Long thời Lê sơ.
“Mô hình kiến trúc thời Lê sơ” đã được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.