Có lịch sử hình thành từ thế kỷ 11, chùa Hương Lãng (thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm) là nơi lưu giữ nhiều di vật thời Lý đặc sắc, trong đó có tượng sư tử đá cổ xưa và đặc sắc bậc nhất Việt Nam.Bức tượng này được dân gian gọi là Ông Sấm, được tạo hình trong tư thế phủ phục trên bệ đá, đầu đội tòa sen. Cả sư tử và tòa sen có chiều dài khoảng 2m, cao khoảng 1,2m.Theo phỏng đoán, Ông Sấm xưa kia được dùng làm bệ cho một pho tượng ở giữa thượng điện chùa Hương Lãng. Theo những biến động của ngôi chùa, Ông Sấm ngày nay được chuyển ra hậu điện.Để tạo hình Ông Sấm, người xưa đã dùng một tảng đá lớn và chạm, gọt ở hai đầu để tạo thành phần phía trước và phía sau của linh vật.Khuôn mặt của Ông Sấm được thể hiện rất sinh động với các hình khối được nhấn mạnh như mũi to căng tròn, cặp mắt lồi như hai quả trứng, vầng trán cao ngạo nghễ có hình chữ Vương, miệng ngậm ngọc...Những đường diềm mềm mại quanh mép, quanh má được trang trí những hoa văn rất tinh tế, nuột nà, mang tính điển hình của thời Lý...Bờm sư tử gồm những lọn xoắn ốc như đám mây cách điệu.Mỗi chiếc răng được tạo hình rất chi tiết với các đường vân nhỏ.Cổ sư tử đeo lục lạc.Chân sư tử ngắn, chắc khỏe, khum lại như đang chống đỡ sức nặng từ trên dồn xuống.Phía sau Ông Sấm được thể hiện căng tròn với chiếc đuôi cuộn xoắn ốc, trang trí dày đặc hoa văn.Cận cảnh đại sen phía trên Ông Sấm.Sự tài tình của bàn tay nghệ nhân xưa đã được thể hiện rõ nét qua sự kết hợp giữa hình khối đồ sộ, dũng mãnh với sự tinh tế đến từng chi tiết nhỏ của tác phẩm.Có thể nói, Ông Sấm của chùa Hương Lãng là minh chứng cho một thời kỳ thịnh trị của nhà Lý, một trong những triều đại đạt được nhiều thành tựu huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam.
Có lịch sử hình thành từ thế kỷ 11, chùa Hương Lãng (thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm) là nơi lưu giữ nhiều di vật thời Lý đặc sắc, trong đó có tượng sư tử đá cổ xưa và đặc sắc bậc nhất Việt Nam.
Bức tượng này được dân gian gọi là Ông Sấm, được tạo hình trong tư thế phủ phục trên bệ đá, đầu đội tòa sen. Cả sư tử và tòa sen có chiều dài khoảng 2m, cao khoảng 1,2m.
Theo phỏng đoán, Ông Sấm xưa kia được dùng làm bệ cho một pho tượng ở giữa thượng điện chùa Hương Lãng. Theo những biến động của ngôi chùa, Ông Sấm ngày nay được chuyển ra hậu điện.
Để tạo hình Ông Sấm, người xưa đã dùng một tảng đá lớn và chạm, gọt ở hai đầu để tạo thành phần phía trước và phía sau của linh vật.
Khuôn mặt của Ông Sấm được thể hiện rất sinh động với các hình khối được nhấn mạnh như mũi to căng tròn, cặp mắt lồi như hai quả trứng, vầng trán cao ngạo nghễ có hình chữ Vương, miệng ngậm ngọc...
Những đường diềm mềm mại quanh mép, quanh má được trang trí những hoa văn rất tinh tế, nuột nà, mang tính điển hình của thời Lý...
Bờm sư tử gồm những lọn xoắn ốc như đám mây cách điệu.
Mỗi chiếc răng được tạo hình rất chi tiết với các đường vân nhỏ.
Cổ sư tử đeo lục lạc.
Chân sư tử ngắn, chắc khỏe, khum lại như đang chống đỡ sức nặng từ trên dồn xuống.
Phía sau Ông Sấm được thể hiện căng tròn với chiếc đuôi cuộn xoắn ốc, trang trí dày đặc hoa văn.
Cận cảnh đại sen phía trên Ông Sấm.
Sự tài tình của bàn tay nghệ nhân xưa đã được thể hiện rõ nét qua sự kết hợp giữa hình khối đồ sộ, dũng mãnh với sự tinh tế đến từng chi tiết nhỏ của tác phẩm.
Có thể nói, Ông Sấm của chùa Hương Lãng là minh chứng cho một thời kỳ thịnh trị của nhà Lý, một trong những triều đại đạt được nhiều thành tựu huy hoàng nhất trong lịch sử Việt Nam.