Được lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm (TP Đà Nẵng), đài thờ Mỹ Sơn E1 là một hiện vật mang giá trị nghệ thuật nổi bật của vương quốc Chăm pa cổ.Được phát hiện ở thánh địa Mỹ Sơn, đài thờ này có niên đại từ thế kỷ 12 - 13, được làm bằng đá sa thạch, gồm 12 khối đá ghép thành hình vuông, cao 65 cm, dài 353 cm, rộng 271 cm.Đài thờ được trang trí tinh xảo trên cả bốn mặt với các mô típ đặc trưng của văn hóa Chăm Pa.Mặt trước đài thờ Mỹ Sơn E1 là một bậc cấp nhỏ, thành của bậc cấp là một bức chạm tả cảnh ba người trong điệu múa khăn.Hai bên bậc cấp là hai phiến đá chạm khắc hai vòm cuốn, mô phỏng theo hình dáng các vòm cuốn trên các cửa tháp.Hình tượng con người trang trí trên đài thờ rất phong phú và sinh động, được các nhà nghiên cứu phỏng đoán là cảnh sinh hoạt tôn giáo và ẩn dật của các tu sĩ.Người ra còn có hình ảnh nhiều loại động vật khác nhau.Bố cục và điêu khắc trên đài thờ mang tính biểu tượng rất cao. Trước hết, tác phẩm đã tái hiên hình ảnh một ngôi tháp Chăm theo cách thức rất cô đọng.Xung quanh tháp là khung cảnh núi rừng, hang động, nơi các tu sĩ Hindu giáo người Chăm ẩn dật, tu tập và hành đạo.Các nhà nghiên cứu đánh giá, đài thờ Mỹ Sơn E1 là hiện vật tiêu biểu cho loại hình đài thờ tại Khu di tích Mỹ Sơn, là cứ liệu quan trọng giúp giải mã các vấn đề văn hóa, tín ngưỡng, điêu khắc và kiến trúc của di tích Mỹ Sơn nói riêng và vương quốc cổ Chăm Pa nói chung.Phần điêu khắc trên Đài thờ Mỹ Sơn E1 được gọi là phong cách Mỹ Sơn E1, phong cách mở đầu cho xu hướng bản địa hóa những yếu tố tiếp thu ngoại lai.Đây là một đài thờ Chăm Pa duy nhất được tìm thấy có miêu tả nhiều nhân vật và cảnh sinh hoạt cùng cảnh tượng thiên nhiên, động vật, là căn cứ để nghiên cứu về đời sống tâm linh và đời sống xã hội của Chăm Pa cổ đại.Về kiến trúc, đài thờ Mỹ Sơn E1 cũng là một cứ liệu tiêu biểu cho loại hình đài thờ có kích thước lớn và có chạm khắc chung quanh, gồm nhiều mảnh ghép lại, có gờ mộng bên trên,Đây được xem là hiện vật tiêu biểu cho giai đoạn đầu của việc xây dựng các tháp Chăm.Với những giá trị lịch sử - nghệ thuật độc nhất vô nhị, đài thờ Mỹ Sơn E1 đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của Cục Di sản văn hóa).
Được lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm (TP Đà Nẵng), đài thờ Mỹ Sơn E1 là một hiện vật mang giá trị nghệ thuật nổi bật của vương quốc Chăm pa cổ.
Được phát hiện ở thánh địa Mỹ Sơn, đài thờ này có niên đại từ thế kỷ 12 - 13, được làm bằng đá sa thạch, gồm 12 khối đá ghép thành hình vuông, cao 65 cm, dài 353 cm, rộng 271 cm.
Đài thờ được trang trí tinh xảo trên cả bốn mặt với các mô típ đặc trưng của văn hóa Chăm Pa.
Mặt trước đài thờ Mỹ Sơn E1 là một bậc cấp nhỏ, thành của bậc cấp là một bức chạm tả cảnh ba người trong điệu múa khăn.
Hai bên bậc cấp là hai phiến đá chạm khắc hai vòm cuốn, mô phỏng theo hình dáng các vòm cuốn trên các cửa tháp.
Hình tượng con người trang trí trên đài thờ rất phong phú và sinh động, được các nhà nghiên cứu phỏng đoán là cảnh sinh hoạt tôn giáo và ẩn dật của các tu sĩ.
Người ra còn có hình ảnh nhiều loại động vật khác nhau.
Bố cục và điêu khắc trên đài thờ mang tính biểu tượng rất cao. Trước hết, tác phẩm đã tái hiên hình ảnh một ngôi tháp Chăm theo cách thức rất cô đọng.
Xung quanh tháp là khung cảnh núi rừng, hang động, nơi các tu sĩ Hindu giáo người Chăm ẩn dật, tu tập và hành đạo.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, đài thờ Mỹ Sơn E1 là hiện vật tiêu biểu cho loại hình đài thờ tại Khu di tích Mỹ Sơn, là cứ liệu quan trọng giúp giải mã các vấn đề văn hóa, tín ngưỡng, điêu khắc và kiến trúc của di tích Mỹ Sơn nói riêng và vương quốc cổ Chăm Pa nói chung.
Phần điêu khắc trên Đài thờ Mỹ Sơn E1 được gọi là phong cách Mỹ Sơn E1, phong cách mở đầu cho xu hướng bản địa hóa những yếu tố tiếp thu ngoại lai.
Đây là một đài thờ Chăm Pa duy nhất được tìm thấy có miêu tả nhiều nhân vật và cảnh sinh hoạt cùng cảnh tượng thiên nhiên, động vật, là căn cứ để nghiên cứu về đời sống tâm linh và đời sống xã hội của Chăm Pa cổ đại.
Về kiến trúc, đài thờ Mỹ Sơn E1 cũng là một cứ liệu tiêu biểu cho loại hình đài thờ có kích thước lớn và có chạm khắc chung quanh, gồm nhiều mảnh ghép lại, có gờ mộng bên trên,
Đây được xem là hiện vật tiêu biểu cho giai đoạn đầu của việc xây dựng các tháp Chăm.
Với những giá trị lịch sử - nghệ thuật độc nhất vô nhị, đài thờ Mỹ Sơn E1 đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của Cục Di sản văn hóa).