Nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế, ở phía trước Kỳ Đài và phía sau Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu là một công trình kiến trúc đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố đô.Tên gọi Phu Văn Lâu nghĩa là cái lầu trưng bày văn thư của triều đình, Côn trình được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long để dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.Đây là một tòa lầu hai tầng hai tầng duyên dáng, cao 11,67m, có hệ thống lan can bao xung quanh. Công trình được chống đỡ bằng 16 cột sơn màu đỏ sậm, gồm 4 cột chính xuyên suốt cả hai tầng, 12 cột quân.Mặt trước và hai mặt bên của Phu Văn Lâu có bậc cấp dẫn lên nền tầng dưới. Bấc cấp phía trước có lan can hình rồng.Không gian tầng dưới Phu Văn Lâu hoàn toàn để trống, có cầu thang dấn lên tầng trên, bên ngoài có lan can bằng bê tông.Tầng hai có bốn mặt đều dựng đố bản, kiểu đồ lụa khung tranh, mặt trước có cửa sổ chữ nhật, hai bên trổ cửa sổ tròn, lan can bên ngoài bằng gỗ. Trên của sổ mặt tiền có treo hoành phi sơn son thếp vàng, trang trí dây lá cách điệu “lưỡng long triều nguyệt”.Mái phu văn lâu lợp ngói ống tráng men vàng.Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau.Dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ "khuynh cái hạ mã", nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ và xuống ngựa.Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ "Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương, cũng được dựng dưới thời vua Thiệu Trị.Không chỉ là nơi niêm yết văn bản, Phu Văn Lâu còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động khác của triều đình.Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ. Năm 1830, nhà vua dùng Phu Văn Lâu làm nơi tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình.Trong gần 200 năm tồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tu khoảng 10 lần, lần sớm nhất vào năm 1905, lần gần đây là vào năm 2015-2016, sau khi một phần cồng trình bị sụp đổ do mối mọt năm 2014.Tuy đã được tu bổ nhiều lần nhưng công trình vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.Được coi như một trong những biểu tượng của Cố đô Huế, hình ảnh Phu Văn Lâu đã được in trên mặt sau của tờ tiền 50.000 đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành từ năm 2003.Một số hình ảnh khác về Phu Văn Lâu.
Nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế, ở phía trước Kỳ Đài và phía sau Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu là một công trình kiến trúc đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố đô.
Tên gọi Phu Văn Lâu nghĩa là cái lầu trưng bày văn thư của triều đình, Côn trình được xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long để dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.
Đây là một tòa lầu hai tầng hai tầng duyên dáng, cao 11,67m, có hệ thống lan can bao xung quanh. Công trình được chống đỡ bằng 16 cột sơn màu đỏ sậm, gồm 4 cột chính xuyên suốt cả hai tầng, 12 cột quân.
Mặt trước và hai mặt bên của Phu Văn Lâu có bậc cấp dẫn lên nền tầng dưới. Bấc cấp phía trước có lan can hình rồng.
Không gian tầng dưới Phu Văn Lâu hoàn toàn để trống, có cầu thang dấn lên tầng trên, bên ngoài có lan can bằng bê tông.
Tầng hai có bốn mặt đều dựng đố bản, kiểu đồ lụa khung tranh, mặt trước có cửa sổ chữ nhật, hai bên trổ cửa sổ tròn, lan can bên ngoài bằng gỗ. Trên của sổ mặt tiền có treo hoành phi sơn son thếp vàng, trang trí dây lá cách điệu “lưỡng long triều nguyệt”.
Mái phu văn lâu lợp ngói ống tráng men vàng.
Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau.
Dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ "khuynh cái hạ mã", nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ và xuống ngựa.
Gần bên phải Phu Văn Lâu còn có tấm bia trên khắc bài thơ "Hương giang hiểu phiếm” nói về cảnh đẹp của sông Hương, cũng được dựng dưới thời vua Thiệu Trị.
Không chỉ là nơi niêm yết văn bản, Phu Văn Lâu còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động khác của triều đình.
Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ. Năm 1830, nhà vua dùng Phu Văn Lâu làm nơi tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình.
Trong gần 200 năm tồn tại, Phu Văn Lâu được trùng tu khoảng 10 lần, lần sớm nhất vào năm 1905, lần gần đây là vào năm 2015-2016, sau khi một phần cồng trình bị sụp đổ do mối mọt năm 2014.
Tuy đã được tu bổ nhiều lần nhưng công trình vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Được coi như một trong những biểu tượng của Cố đô Huế, hình ảnh Phu Văn Lâu đã được in trên mặt sau của tờ tiền 50.000 đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành từ năm 2003.
Một số hình ảnh khác về Phu Văn Lâu.