Nằm ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cầu Khum có tuổi đời nhiều thế kỷ, là một cầu ngói cổ có kiến trúc "không đụng hàng" của khu vực Bác Bộ.Đây là cây cầu làm kiểu Thượng Gia Hạ Kiều, tức là trên là nhà, dưới là cầu. Nhìn từ xa, cầu giống như một chiếc thuyền nan úp nên được gọi là cầu Khum.Phần Thượng Gia dài trên 12m, chia làm 5 gian, 2 dĩ, được làm bằng gỗ tứ thiết, có 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân. Gian giữa cao, thấp dần ra 2 đầu hồi tạo nên dáng "khum khum" đặc trưng cho công trình.Kết cầu khung cầu là các vì liên kết bằng kèo suốt, có cầu nối hai ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con, không dùng đinh ốc, theo lối xây dựng truyền thống của người Việt.Hai bên sườn gian giữa bịt kín làm ban thờ Quan Thần Linh.Bai gian bên để trống làm sạp gỗ, là nơi nghỉ chân của người làng.Hai đầu hồi Thượng Gia xây bít đốc, có bốn cột trụ, giữa cuốn cửa tò vò.Phía trên đầu hồi có ô lõm, gờ chỉ, đắp vẽ hoa lá, triện rút, đầu trụ lồng đèn, tạo tác rất tinh xảo.Mái cầu lợp ngói mũi hài.Phần Hạ Kiều có ba cống được cuốn bằng đá ong, đẽo múi cam.Cầu Khum bắc qua ngòi nước chảy từ Hương Ngải, Canh Nậu, đồng Bùi ra sông Tích, trước kia là con đường độc đạo đi vào làng Yên. Khi đó, cầu đóng vai trò như cổng làng.Những thập niên gần đây, khi các con đường được xây, cầu Khum không còn nhiều giá trị về giao thông nhưng vẫn là một địa điểm tâm linh quan trọng của người dân địa phương.Nhân dân quanh vùng vẫn thường xuyên đến cầu thắp hương cầu khấn những điều tốt lành, đặc biệt là vào các ngày lễ, Rằm.
Nằm ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cầu Khum có tuổi đời nhiều thế kỷ, là một cầu ngói cổ có kiến trúc "không đụng hàng" của khu vực Bác Bộ.
Đây là cây cầu làm kiểu Thượng Gia Hạ Kiều, tức là trên là nhà, dưới là cầu. Nhìn từ xa, cầu giống như một chiếc thuyền nan úp nên được gọi là cầu Khum.
Phần Thượng Gia dài trên 12m, chia làm 5 gian, 2 dĩ, được làm bằng gỗ tứ thiết, có 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân. Gian giữa cao, thấp dần ra 2 đầu hồi tạo nên dáng "khum khum" đặc trưng cho công trình.
Kết cầu khung cầu là các vì liên kết bằng kèo suốt, có cầu nối hai ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con, không dùng đinh ốc, theo lối xây dựng truyền thống của người Việt.
Hai bên sườn gian giữa bịt kín làm ban thờ Quan Thần Linh.
Bai gian bên để trống làm sạp gỗ, là nơi nghỉ chân của người làng.
Hai đầu hồi Thượng Gia xây bít đốc, có bốn cột trụ, giữa cuốn cửa tò vò.
Phía trên đầu hồi có ô lõm, gờ chỉ, đắp vẽ hoa lá, triện rút, đầu trụ lồng đèn, tạo tác rất tinh xảo.
Mái cầu lợp ngói mũi hài.
Phần Hạ Kiều có ba cống được cuốn bằng đá ong, đẽo múi cam.
Cầu Khum bắc qua ngòi nước chảy từ Hương Ngải, Canh Nậu, đồng Bùi ra sông Tích, trước kia là con đường độc đạo đi vào làng Yên. Khi đó, cầu đóng vai trò như cổng làng.
Những thập niên gần đây, khi các con đường được xây, cầu Khum không còn nhiều giá trị về giao thông nhưng vẫn là một địa điểm tâm linh quan trọng của người dân địa phương.
Nhân dân quanh vùng vẫn thường xuyên đến cầu thắp hương cầu khấn những điều tốt lành, đặc biệt là vào các ngày lễ, Rằm.