1. Nằm bên bờ hồ Gươm, ở phía ngoài lối vào đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp cổ nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội xưa. Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu.Tòa tháp được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28 mét. Tính cả núi Độc Tôn, chiều cao của tháp là 32 mét. Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh".Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9 mét.Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên - nghiên mực bằng đá xanh hình nửa trái đào được đỡ bằng ba con cóc - nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc. Tương truyền, vào một số giờ trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.2. Nằm ở số 16 phố Lê Thái Tổ, bên bờ phía Tây hồ Gươm, tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay.Tượng đài dược làm bằng đá, có dạng trụ tròn, phía dưới có ba cấp bệ được lượn tròn theo thân trụ với đường kính nhỏ dần từ dưới lên. Vể tồng thể, công trình mang ảnh hưởng của tạo hình tượng đài kiểu châu Âu. Phía sau tượng đài có bình phong theo lối truyền thống.Trên đỉnh trụ là tượng vua Lê Thái Tổ được đúc bằng đồng. Tượng cao khoảng 1,2 mét, tạo hình trong tư thế đứng, tay phải cầm kiếm hơi chúc xuống, tay trái chống vào hông. Đầu vua đội mũ bình thiên, bốn góc có treo kim tòng, mình mặc áo long bào, đeo đai lưng.Theo sử cũ, khu vực xây tượng đài xưa kia có một đền thờ vua Lê Thái Tổ. Theo thời gian, ngôi đền không còn. Đến năm 1894, Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải cho dựng tượng đài trên nền đền cũ để tưởng nhớ vua Lê vì hồ Gươm gắn với truyền thuyết vua trả gươm cho thần Kim Quy.3. Giữa Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, cách hồ Gươm ít bước chân, có một đài phun nước đã gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Được gọi là đài phun nước Long Vân, công trình có ba tầng hình tròn bằng đá, có từ khi người Pháp quy hoạch quảng trường bờ hồ năm 1954.Vào những năm 1960-1970, đài phun nước này từng được lấp đất trồng cây, xây lại bệ bằng bê-tông và đặt lên đó một cột đồng hồ (ngày nay đang yên vị tại vòng xuyến đầu cầu Chương Dương).Tới cuối những năm 1980, đài phun nước được khôi phục chức năng vốn có của mình. Đến thập niên 1990, chính quyền thành phố lại một lần nữa tiến hành tu sửa, dựng thêm rào chắn quanh đài phun nước.Ngày nay đài phun nước Long Vân là một điểm hẹn nổi tiếng, nơi đông đảo người dân tề tựu vào những dịp nghỉ lễ. Có ý kiến cho rằng, đài phun nước này có vai trò như một "cột mốc Km 0" của thủ đô Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Kem Tràng Tiền trong ký ức người Hà Nội/ VTV24.
1. Nằm bên bờ hồ Gươm, ở phía ngoài lối vào đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp cổ nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội xưa. Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu.
Tòa tháp được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28 mét. Tính cả núi Độc Tôn, chiều cao của tháp là 32 mét. Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh".
Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9 mét.
Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên - nghiên mực bằng đá xanh hình nửa trái đào được đỡ bằng ba con cóc - nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc. Tương truyền, vào một số giờ trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.
2. Nằm ở số 16 phố Lê Thái Tổ, bên bờ phía Tây hồ Gươm, tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay.
Tượng đài dược làm bằng đá, có dạng trụ tròn, phía dưới có ba cấp bệ được lượn tròn theo thân trụ với đường kính nhỏ dần từ dưới lên. Vể tồng thể, công trình mang ảnh hưởng của tạo hình tượng đài kiểu châu Âu. Phía sau tượng đài có bình phong theo lối truyền thống.
Trên đỉnh trụ là tượng vua Lê Thái Tổ được đúc bằng đồng. Tượng cao khoảng 1,2 mét, tạo hình trong tư thế đứng, tay phải cầm kiếm hơi chúc xuống, tay trái chống vào hông. Đầu vua đội mũ bình thiên, bốn góc có treo kim tòng, mình mặc áo long bào, đeo đai lưng.
Theo sử cũ, khu vực xây tượng đài xưa kia có một đền thờ vua Lê Thái Tổ. Theo thời gian, ngôi đền không còn. Đến năm 1894, Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải cho dựng tượng đài trên nền đền cũ để tưởng nhớ vua Lê vì hồ Gươm gắn với truyền thuyết vua trả gươm cho thần Kim Quy.
3. Giữa Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, cách hồ Gươm ít bước chân, có một đài phun nước đã gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Được gọi là đài phun nước Long Vân, công trình có ba tầng hình tròn bằng đá, có từ khi người Pháp quy hoạch quảng trường bờ hồ năm 1954.
Vào những năm 1960-1970, đài phun nước này từng được lấp đất trồng cây, xây lại bệ bằng bê-tông và đặt lên đó một cột đồng hồ (ngày nay đang yên vị tại vòng xuyến đầu cầu Chương Dương).
Tới cuối những năm 1980, đài phun nước được khôi phục chức năng vốn có của mình. Đến thập niên 1990, chính quyền thành phố lại một lần nữa tiến hành tu sửa, dựng thêm rào chắn quanh đài phun nước.
Ngày nay đài phun nước Long Vân là một điểm hẹn nổi tiếng, nơi đông đảo người dân tề tựu vào những dịp nghỉ lễ. Có ý kiến cho rằng, đài phun nước này có vai trò như một "cột mốc Km 0" của thủ đô Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Kem Tràng Tiền trong ký ức người Hà Nội/ VTV24.