Trong “Vũ trung tùy bút”, Phạm Đình Hồ viết: Chơi hoa với người Thăng Long không chỉ là chuyện bình thường mà mượn hoa, cây cảnh để nói lên đạo làm người, nói cách khác chỉ cần nhìn người chơi hoa cũng có thể biết nhân phẩm, tiết tháo của người ấy.Trong cách chơi vẫn ngụ cái ý về thế giáo thiên luân. Vậy nên mượn khóm hoa, tảng đá để ký thác hoài bão cao cả. Mỗi loài hoa có ngôn ngữ riêng, vì thế tùy theo sở thích, nếp nhà và điều kiện kinh tế mà người Thăng Long – Hà Nội tìm một loài hoa phù hợp.Cúc tượng trưng cho tính khiêm tốn, điềm đạm vì thế những người có tâm hồn, những gia đình có truyền thống Nho giáo thích cắm cúc trong ngày xuân.Mẫu đơn là “thiên hương quốc sắc” và theo tích của Trung Hoa, là loài hoa không chịu tù hãm trong vườn của đám vương quyền mà đem sắc đẹp, hương thơm ban cho mọi người. Vì thế mẫu đơn được nhiều nhà Nho khẳng khái ưa trưng trong ngày Tết.Trà mi, hải đường cánh to và dày có mùi hương thì thầm, kín đáo biểu tượng của phúc hậu, ăn ở như bát nước đầy nên các gia đình nền nếp thích mua. Theo lệ, cành hải đường được cắm vào bình sứ Bát Tràng men xanh.Hoa hồng thanh cao được chọn làm hoa để cúng ở chùa chiền, đền miếu và trên bàn thờ tổ tiên.Hoa thủy tiên trắng ngần tượng trưng sự tinh khiết, cao sang. Chơi thủy tiên rất cầu kỳ và mất thời gian nên phần lớn người có tuổi, kỹ tính mới chơi loài hoa.Trước Tết, người ta ra chợ Đồng Xuân mua củ sau đó cắt tỉa rồi cho vào bát men trắng. Chỉ có người nhiều kinh nghiệm mới biết cách làm cho hoa thủy tiên nở hàm tiếu đúng vào sáng mồng Một Tết.Ban đầu chỉ là thú chơi riêng lẻ, những người chơi thủy tiên hợp nhau và tiến tới ngày hội của loài hoa này. Hội hoa thủy tiên được tổ chức vào dịp Tết tại đình làng Yên Phụ, Ngũ Xã, đền Bạch Mã (nay nằm trên phố Hàng Buồm) và Văn Miếu.Trong sách “Dư địa chí” Nguyễn Trãi viết về thú chơi hoa đất Thăng Long không nhất thiết phải là loài hoa độc đáo, đắt tiền mà “phú quý lòng hơn phú quý danh”...Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Trong “Vũ trung tùy bút”, Phạm Đình Hồ viết: Chơi hoa với người Thăng Long không chỉ là chuyện bình thường mà mượn hoa, cây cảnh để nói lên đạo làm người, nói cách khác chỉ cần nhìn người chơi hoa cũng có thể biết nhân phẩm, tiết tháo của người ấy.
Trong cách chơi vẫn ngụ cái ý về thế giáo thiên luân. Vậy nên mượn khóm hoa, tảng đá để ký thác hoài bão cao cả. Mỗi loài hoa có ngôn ngữ riêng, vì thế tùy theo sở thích, nếp nhà và điều kiện kinh tế mà người Thăng Long – Hà Nội tìm một loài hoa phù hợp.
Cúc tượng trưng cho tính khiêm tốn, điềm đạm vì thế những người có tâm hồn, những gia đình có truyền thống Nho giáo thích cắm cúc trong ngày xuân.
Mẫu đơn là “thiên hương quốc sắc” và theo tích của Trung Hoa, là loài hoa không chịu tù hãm trong vườn của đám vương quyền mà đem sắc đẹp, hương thơm ban cho mọi người. Vì thế mẫu đơn được nhiều nhà Nho khẳng khái ưa trưng trong ngày Tết.
Trà mi, hải đường cánh to và dày có mùi hương thì thầm, kín đáo biểu tượng của phúc hậu, ăn ở như bát nước đầy nên các gia đình nền nếp thích mua. Theo lệ, cành hải đường được cắm vào bình sứ Bát Tràng men xanh.
Hoa hồng thanh cao được chọn làm hoa để cúng ở chùa chiền, đền miếu và trên bàn thờ tổ tiên.
Hoa thủy tiên trắng ngần tượng trưng sự tinh khiết, cao sang. Chơi thủy tiên rất cầu kỳ và mất thời gian nên phần lớn người có tuổi, kỹ tính mới chơi loài hoa.
Trước Tết, người ta ra chợ Đồng Xuân mua củ sau đó cắt tỉa rồi cho vào bát men trắng. Chỉ có người nhiều kinh nghiệm mới biết cách làm cho hoa thủy tiên nở hàm tiếu đúng vào sáng mồng Một Tết.
Ban đầu chỉ là thú chơi riêng lẻ, những người chơi thủy tiên hợp nhau và tiến tới ngày hội của loài hoa này. Hội hoa thủy tiên được tổ chức vào dịp Tết tại đình làng Yên Phụ, Ngũ Xã, đền Bạch Mã (nay nằm trên phố Hàng Buồm) và Văn Miếu.
Trong sách “Dư địa chí” Nguyễn Trãi viết về thú chơi hoa đất Thăng Long không nhất thiết phải là loài hoa độc đáo, đắt tiền mà “phú quý lòng hơn phú quý danh”...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.