1. Miền Bắc - Trống đồng Ngọc Lũ (BT Lịch sử Quốc gia, Hà Nội). Được phát hiện vào khoảng năm 1893-1894 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Bảo vật quốc gia - trống đồng Ngọc Lũ I được coi là trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn từng được tìm thấy ở nước ta.Trống còn khá nguyên vẹn, có hình dáng cân đối, đường kính 79 cm, cao 63 cm. Nét đặc sắc nhất của trống đồng Ngọc Lũ I là hệ thống hoa văn hết sức phong phú, được chia làm hai loại là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật.Các nhà nghiên cứu xác định Trống đồng Ngọc Lũ I có niên đại 2.500 năm trước, được xếp vào loại H1 - Heger, là loại trống đồng "cổ nhất, cơ bản nhất". Có thể nói đây là một kiệt tác được sáng tạo trong thời kỳ cực thịnh của văn hóa Đông Sơn.Bất kỳ người Việt Nam nào cũng biết đến trống đồng Ngọc Lũ I vì hình ảnh hoa văn trên bề mặt của chiếc trống đồng này xuất hiện phổ biến trên các phương tiện truyền thông, ấn phẩm văn hóa suốt nhiều thập niên qua. 2. Miền Trung - Cửu Đỉnh nhà Nguyễn (Hoàng thành Huế). Bảo vật quốc gia - Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc năm 1835, khánh thành năm 1837, được đặt ở trước Hiển Lâm Các, đối diện với Thế Miếu ở Hoàng thành Huế.Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835.Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Các bức chạm này tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh. Sau khi đúc các nghệ nhân mới hoàn thiện các mảng chạm khắc. Để đúc Cửu Đỉnh, những người nghệ nhân tài hoa nhất của nước Việt thời đó đã được quy tụ. 3. Miền Nam - Tượng Phật Bình Hòa (BT Lịch sử TP HCM). Bảo vật quốc gia – tượng Phật Bình Hòa được tìm thấy ở Bình Hòa, Long An, có niên đại từ thế kỷ 3-4 SCN. Đây là một trong những tượng Phật bằng gỗ cổ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.Về tổng thể, tượng được tạc từ một khối gỗ bằng lăng, có chiều cao 134 cm, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, mang những nét đặc trưng của tạo hình tượng Phật trong văn hóa Óc Eo. Tay trái của tượng nắm lấy vạt áo. Tay phải trong tư thế ban phúc.Khuôn mặt tượng mang đầy vẻ an nhiên tự tại, tóc dạng xoắn ốc, đỉnh đầu có unisa (nhục khấu). Trong các tượng Phật gỗ của văn hóa Óc Eo được công nhận là Bảo vật quốc gia, đây là tượng có khuôn mặt nguyên vẹn nhất.Các nhà nghiên cứu đánh giá, tượng Phật Bình Hòa là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ 3-4, mang giá trị lịch sử nghệ thuật đặc biệt của khu vực Nam Bộ.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Miền Bắc - Trống đồng Ngọc Lũ (BT Lịch sử Quốc gia, Hà Nội). Được phát hiện vào khoảng năm 1893-1894 ở làng Ngọc Lũ, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Bảo vật quốc gia - trống đồng Ngọc Lũ I được coi là trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn từng được tìm thấy ở nước ta.
Trống còn khá nguyên vẹn, có hình dáng cân đối, đường kính 79 cm, cao 63 cm. Nét đặc sắc nhất của trống đồng Ngọc Lũ I là hệ thống hoa văn hết sức phong phú, được chia làm hai loại là hoa văn hình học và hoa văn người, động vật và đồ vật.
Các nhà nghiên cứu xác định Trống đồng Ngọc Lũ I có niên đại 2.500 năm trước, được xếp vào loại H1 - Heger, là loại trống đồng "cổ nhất, cơ bản nhất". Có thể nói đây là một kiệt tác được sáng tạo trong thời kỳ cực thịnh của văn hóa Đông Sơn.
Bất kỳ người Việt Nam nào cũng biết đến trống đồng Ngọc Lũ I vì hình ảnh hoa văn trên bề mặt của chiếc trống đồng này xuất hiện phổ biến trên các phương tiện truyền thông, ấn phẩm văn hóa suốt nhiều thập niên qua.
2. Miền Trung - Cửu Đỉnh nhà Nguyễn (Hoàng thành Huế). Bảo vật quốc gia - Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc năm 1835, khánh thành năm 1837, được đặt ở trước Hiển Lâm Các, đối diện với Thế Miếu ở Hoàng thành Huế.
Nhìn chung, cả chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân. Ở phần cổ đỉnh, bên phải ghi năm đúc đều là "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi" tức là năm 1835.
Mỗi đỉnh được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Các bức chạm này tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.
Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh. Sau khi đúc các nghệ nhân mới hoàn thiện các mảng chạm khắc. Để đúc Cửu Đỉnh, những người nghệ nhân tài hoa nhất của nước Việt thời đó đã được quy tụ.
3. Miền Nam - Tượng Phật Bình Hòa (BT Lịch sử TP HCM). Bảo vật quốc gia – tượng Phật Bình Hòa được tìm thấy ở Bình Hòa, Long An, có niên đại từ thế kỷ 3-4 SCN. Đây là một trong những tượng Phật bằng gỗ cổ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Về tổng thể, tượng được tạc từ một khối gỗ bằng lăng, có chiều cao 134 cm, thể hiện hình ảnh Đức Phật đứng trên đài sen, dáng thanh mảnh, mang những nét đặc trưng của tạo hình tượng Phật trong văn hóa Óc Eo. Tay trái của tượng nắm lấy vạt áo. Tay phải trong tư thế ban phúc.
Khuôn mặt tượng mang đầy vẻ an nhiên tự tại, tóc dạng xoắn ốc, đỉnh đầu có unisa (nhục khấu). Trong các tượng Phật gỗ của văn hóa Óc Eo được công nhận là Bảo vật quốc gia, đây là tượng có khuôn mặt nguyên vẹn nhất.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, tượng Phật Bình Hòa là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ 3-4, mang giá trị lịch sử nghệ thuật đặc biệt của khu vực Nam Bộ.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.