Để nói về một cuộc vui với không khí thân mật, cởi mở giữa chủ và khách, người Việt thường dùng câu thành ngữ “ chén tạc, chén thù” hay “chén thù, chén tạc”. Phải hiểu thế nào về câu này?Theo quan niệm người xưa, trong cuộc rượu đãi khách, trước tiên chủ nhà thường rót chén mời khách uống. Chén rượu từ tay người chủ rót để mời khách ấy gọi là “chén thù”.Uống xong, khách lại tự tay rót chén rượu nâng lên mời chủ để đáp lại tấm lòng của chủ nhà. Chén rượu do khách rót nâng lên mời chủ ấy được là “chén tạc”.Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp “chén tạc, chén thù” là kiểu tiếp rượu nhau “có qua có lại” trong các cuộc ăn uống vui vẻ, thân mật. Lối uống rượu này vẫn còn phổ biến cho đến nay.Trên bình diện rộng, “chén tạc, chén thù” được dùng để chỉ sự ăn uống nhậu nhẹt nói chung, và ngày nay nghĩa này được sử dụng nhiều hơn.Ngoài ra, trong một số hoàn cảnh, thành ngữ “chén tạc chén thù” được dùng để nói về lối sống cánh hẩu, thích bè cánh, có đi có lại giữa những đối tượng tham lam, vụ lợi.Gần nghĩa với thành ngữ “chén tạc, chén thù”, trong tiếng Việt còn có các thành ngữ “chén chú, chén anh”, “chén bác, chén chú”..., đều xuất phát từ lối mời rượu qua lại trên mâm cỗ.Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Để nói về một cuộc vui với không khí thân mật, cởi mở giữa chủ và khách, người Việt thường dùng câu thành ngữ “ chén tạc, chén thù” hay “chén thù, chén tạc”. Phải hiểu thế nào về câu này?
Theo quan niệm người xưa, trong cuộc rượu đãi khách, trước tiên chủ nhà thường rót chén mời khách uống. Chén rượu từ tay người chủ rót để mời khách ấy gọi là “chén thù”.
Uống xong, khách lại tự tay rót chén rượu nâng lên mời chủ để đáp lại tấm lòng của chủ nhà. Chén rượu do khách rót nâng lên mời chủ ấy được là “chén tạc”.
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp “chén tạc, chén thù” là kiểu tiếp rượu nhau “có qua có lại” trong các cuộc ăn uống vui vẻ, thân mật. Lối uống rượu này vẫn còn phổ biến cho đến nay.
Trên bình diện rộng, “chén tạc, chén thù” được dùng để chỉ sự ăn uống nhậu nhẹt nói chung, và ngày nay nghĩa này được sử dụng nhiều hơn.
Ngoài ra, trong một số hoàn cảnh, thành ngữ “chén tạc chén thù” được dùng để nói về lối sống cánh hẩu, thích bè cánh, có đi có lại giữa những đối tượng tham lam, vụ lợi.
Gần nghĩa với thành ngữ “chén tạc, chén thù”, trong tiếng Việt còn có các thành ngữ “chén chú, chén anh”, “chén bác, chén chú”..., đều xuất phát từ lối mời rượu qua lại trên mâm cỗ.
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.