Đừng mắc món nợ “ân huệ” và hãy tuân thủ quy tắc “có đi có lại”
Có quy tắc mà ai trong chúng ta cũng từng nghe qua đó chính là: "Ông có chân giò thì bà thò chai rượu", tức là hai hoặc nhiều người khi kết bạn, xây dựng mối quan hệ với nhau thì cần có đi, có lại, người này bỏ ra cái này thứ người kia bỏ ra cái kia. Không ai có thể cho ai mãi và cũng không ai có thể nhận của ai mãi. Trên thực tế, nợ ai đó một ân huệ là một điều rất khó chịu.
Dù là bạn thân, họ hàng, người yêu hay vợ chồng, bạn đã nhận của ai món quà gì thì bạn cũng nên trả lại người đó một món quà tương đương. Nếu ai mời bạn đi ăn tối, bạn cũng nên mời họ đi ăn trưa. Ngay cả khi người thân trong nhà giúp đỡ bạn, bạn cũng đừng quên thăm hỏi, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Khi bạn gặp khó khăn, nếu ai giúp đỡ bạn, bạn phải nhớ họ họ cả đời. Đừng nghĩ rằng người khác giúp đỡ mình là chuyện đương nhiên.
Đừng mắc “nợ báo hiếu", không quan tâm đến cha mẹ già
Có câu nói: "Giữa trăm việc, việc hiếu thuận làm đầu”, hiếu thảo với cha mẹ là nghĩa vụ của mỗi người. Đạo hiếu chính là đạo làm người. Một người không quan tâm đến cha mẹ khi về già thì người đó không đáng được người khác tôn trọng. Bạn nên nhớ rằng cha mẹ là người yêu thương, quan tâm và hy sinh cho bạn vô điều kiện. Bạn nợ cha mẹ chính cuộc sống hiện tại của bạn. Vì vậy, khi họ về già, báo hiếu cha mẹ là trách nhiệm của mỗi người con.
Dù bạn có nghèo khổ, không đủ điều kiện tài chính để giúp cha mẹ có một cuộc sống giàu sang, đủ đầy thì bạn vẫn có thể dành thời gian ở bên cha mẹ. Hãy nhớ rằng, nghèo khó không phải là cái cớ để bạn bất hiếu với cha mẹ. Hiếu thuận với cha mẹ cũng chính là cách để bạn làm gương cho con cái sau này. Người con có hiếu thường được người khác kính trọng và mang phúc đức về cho gia đình mình.
Đừng mắc “nợ pháp luật”, đừng làm điều trái pháp luật
Một số người, vì quá nghèo khó nên họ bị tha hóa. Họ sẵn sàng làm những điều phạm pháp để có thể mau chóng làm giàu. Nhưng luật nhân quả không chừa một ai. Ở hiền gặp lại, ở ác, gặp ác. Khi làm những điều vi phạm pháp luật, họ chắc chắn sẽ phải trả giá.
Khi bạn rất nghèo, nếu bạn muốn vươn lên, bạn phải chọn con đường đi đúng đắn. Bạn có thể xin ăn nhưng bạn không được ăn cắp hay cướp giật của người khác. Nếu bạn còn trẻ, có sức lực, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền bằng sức lao động của bản thân. Hãy kiếm tiền bằng con đường làm ăn chân chính. Đừng làm những việc trái lương tâm. Nếu làm việc xấu, trái lương tâm, dù sau này có sang giàu, cuộc đời của bạn cũng nhiều phiền muộn, dần dần mất phúc.
Đừng mắc nợ "tiền bạc"
Nợ tiền bạc đúng là món nợ làm cả người vay và người cho vay đều đau đầu. Nhiều người vay tiền thì khóc lóc, lạy van nhưng một thời gian sau, chính người cho vay lại phải khóc lóc, lạy van con nợ của mình.
Khi nghèo khổ, người ta rất có thể sẽ tìm mọi cách để vay tiền. Nhưng nếu mượn tiền của người khác thì bạn nên ghi nhớ, nếu cần hãy ghi rõ thời gian trả lại và bạn phải có trách nhiệm trả lại số tiền đúng ngày. Nếu đã là con nợ, bạn nên chủ động liên lạc với chủ nợ và chịu trách nhiệm tương ứng. Hãy nhớ rằng, khi được vay nợ, bạn không những nợ tiền mà còn nợ cả lòng tin của chủ nợ dành cho bạn.