Bí mật về thần dược giao hoan không biết mệt của nàng Triệu Phi Yến

Google News

Không chỉ ở đời nhà Hán mà trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, cái tên Triệu Phi Yến được nhắc tới như một biểu tượng của sắc đẹp và dục vọng mạnh mẽ.

Không chỉ ở đời nhà Hán mà trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, cái tên Triệu Phi Yến được nhắc tới như một biểu tượng của sắc đẹp và dục vọng mạnh mẽ. Sử sách Trung Hoa đến giờ vẫn nói về khả năng giữ chân đấng quân vương bằng “bí quyết phòng the” có một không hai của người đẹp này. Nổi bật trong số đó chính là 2 bài thuốc tăng cường khả năng sinh lý. Đó là “ Hương cơ hoàn” và “Xuân tuất giao”.
Bi mat ve than duoc giao hoan khong biet met cua nang Trieu Phi Yen
Triệu Phi Yến có sắc đẹp mỏng manh như cánh chim yến nên làm mê mẩn Hán Thành Đế. 
Theo sách “Hậu Hán thư”, Triệu Phi Yến vốn xuất thân từ một đào hát nên khi được triệu vào cung để phục vụ hoàng đế, người phụ nữ này đã không còn trinh nguyên. Tuy nhiên, ngay trong đêm động phòng Triệu Phi Yến lập tức hớp hồn hoàng đế bởi thân thể ngọc ngà, kỹ năng phòng the điêu luyện và dấu vết trinh nữ đọng trên khăn trải giường.
Để qua mặt đấng quân vương, Triệu Phi Yến đã sử dụng đến “súc âm công” mà trước đó đã âm thầm luyện cùng với những “ngón nghề” có được đã mang đến cho hoàng đế cảm giác nồng nàn, “khít khao” như đang ân ái cùng trinh nữ.
Khi đã nhận được sự ân sủng của hoàng đế, Triệu Phi Yến đã lặng lẽ đưa em gái mình là Triệu Hợp Đức cùng vào cung để hầu hạ vua nhằm hưởng vinh hoa phú quý. Để duy trì nhan sắc và sức khỏe dẻo dai, phục vụ đấng quân vương bất cứ lúc nào, ngoài việc sử dụng hai “tiên dược” là âm dịch của đàn bà và tinh khí của đàn ông, Triệu Phi Yến và em là Hợp Đức có những kỹ thuật phòng the tuyệt diệu làm hoàng đế mê mẩn.
Nhưng không phải ngẫu nhiên mà chị em nhà họ Triệu lại được sự sủng ái đến mức đó nếu như không nhờ vào loại thần dược mang tên “Hương cơ hoàn” (Hay còn gọi là “Liễu đỗ niệm”). Theo tài liệu ghi lại thì vì đã có một thời gian dài sống lang chạ nên chị em Triệu Phi Yến đã biết tới nhiều đạo sĩ giang hồ có tiếng. Chính những người này đã điều chế ra loại xuân dược “Hương cơ hoàn” với thành phần chính là xạ hương, sâm Cao Ly và lộc nhung.
Nghe nói, chỉ cần đặt thuốc này vào rốn, thuốc sẽ ngấm vào cơ thể. Loại xuân dược này có công dụng vô cùng to lớn khiến chị em nhà họ Triệu luôn có được nước da nõn mượt, trắng ngần và thân hình lúc nào cũng hừng hực sức xuân.
Trong Đông y thì lộc nhung có công dụng rất hữu hiệu trong việc tăng cường sinh lý ở cả nam và nữ. Nếu sử dụng lộc nhung là nhung hươu thì ngoài việc chăm sóc sức khỏe còn có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp, chống lão hóa.
Sâm Cao Ly (sâm Hàn Quốc) được biết tới như một thứ thần dược tốt nhất và quý nhất dành cho sức khỏe của con người. Các vị hoàng đế xưa của Trung Hoa cho rằng: nhân sâm Cao Ly là một trong những vị thuốc quan trọng nhất trong bài thuốc giúp trường sinh bất lão. Ngoài những tác dụng như tăng sức đề kháng, chống viêm, chống lão hóa thì sâm Cao Ly cũng đã được nhiều khoa học trên thế giới chứng minh là có tác dụng kích thích hormone sinh dục nam cũng như nữ.
Còn về Xạ hương (được lấy từ túi xạ của loài hươu xạ, cầy hương, cầy giông…), thì có tác dụng thông khướu, làm tăng hưng phấn cơ nhục, giúp làn da trở nên sáng bóng mịn màng, tuy nhiên lại là một loại cực độc với phụ nữ mang thai. Theo đó chất độc từ xạ hương nếu tích tụ lâu ngày trong người sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.
Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao mà chị em nhà Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức lại tuyệt đường con cái vì quá lạm dụng thứ xuân dược mang tên “Hương cơ hoàn” này. Đây cũng là nguyên nhân tạo ra bi kịch đau đớn dười thời Hán Thành đế. Vì không có con dựa dẫm, sợ sẽ bị mất vị thế, hai chị em họ Triệu điên cuồng tìm mọi cách để giết những phi tần có thai, thậm chí giết luôn cả hai hoàng tử mới ra đời của Hứa mỹ nhân và Tào cung nữ.
Tuy nhiên vì khả năng giường chiếu điêu luyện nên tất cả những tội ác của chị em nhà họ Triệu đều qua mắt được hoàng đế Lưu Ngao. Cũng chính vị hoàng đế này đã phải trả giá đắt bởi chính bởi thói hoang dâm vô độ của mình bởi một loại thần dược khác mang tên “Xuân tuất giao” cũng do chính chị em Triệu Phi Yến nhờ người bào chế.
“Xuân tuất giao” là một thứ đan dược luyện trong lửa đúng 100 ngày mới thành, sau đó cho thuốc vào lu nước lớn, nước sôi lên ùng ục, đổi nước mới, qua 10 ngày như vậy mới uống.
Công hiệu của loại xuân dược này được xem là như thần, giúp giao hoan không biết mệt.
Tuy nhiên, sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, hoàng đế Lưu Ngao luôn phải cầu viện xuân dược “Xuân tuất giao” thì mới đáp ứng được nhu cầu phòng the ngùn ngụt của chị em nhà họ Triệu. Chính loại thuốc này đã giúp ông gom sức tàn lực kiệt để triền miên thiêu đốt trong các cuộc hành lạc vô đối. Vì thế ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã xác xơ, kiệt quệ.
Sử sách Trung Hoa ghi lại rằng, trong một đêm vì uống quá say nên dục vọng của Triệu Hợp Đức bốc cao ngùn ngụt. Vì thế người đẹp này đã ép hoàng đế uống một lúc 10 viên “Xuân tất giao” với hy vọng hoàng đế sẽ mạnh mẽ gấp 10 lần. Không ngờ khi vua uống xong, đang lúc ân ái đắm say thì bỗng nhiên xỉu dần, “tinh khí thoát ra ướt cả long sàng” và đột tử ngay trên cơ thể nõn nà của người đẹp.
Sau khi Hán Thành đế băng hà, Triệu Hợp Đức bị khép vào tội “thí quân” (giết vua), bắt phải tự sát. Sáu năm sau, Triệu Phi Yến cũng bị khép tội sát hại hoàng tử, bức phải tự sát. Từ đây, bài thuốc “Hương cơ hoàn” và “Xuân tuất giao” cũng bị thất truyền.
Theo Tổng hợp /Tuổi trẻ & Đời sống

>> xem thêm

Bình luận(0)