Lịch sử Mỹ ghi nhận tháng 10/1918 là tháng chết chóc nhất bởi có nhiều người thiệt mạng vì đại dịch cúm Tây Ban Nha chứ không phải do bom đạn chiến tranh.Đại dịch cúm Tây Ban Nha là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất thế giới khi cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới.Dịch bệnh này có tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Trong số những quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch cúm Tây Ban Nha có nước Mỹ.Nhiều thành phố lớn ở Mỹ có số lượng người mắc bệnh cao. Trước diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh, chính quyền Mỹ đã đóng cửa một số địa điểm công cộng như trường học, nhà thờ, rạp hát, quán rượu... nhằm tránh gia tăng số người nhiễm bệnh.Thêm nữa, chính quyền cũng đưa ra giải pháp các công dân phải đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng. Nếu người nào vi phạm thì sẽ bị phạt 5 USD hoặc thậm chí là ngồi tù.Mặc dù thực hiện một số giải pháp nhằm tránh lây lan dịch bệnh nhưng số ca mắc cúm tăng lên nhanh chóng ở nhiều nơi, trong đó có Philadelphia.Theo ước tính, hơn 11.000 người dân ở Philadelphia tử vong trong tháng 10/1918 vì đại dịch cúm Tây Ban Nha.Thậm chí, có ngày cao điểm, hơn 750 người ở Philadelphia qua đời vì dịch bệnh nguy hiểm này.Không riêng Philadelphia, nhiều nơi khác ở Mỹ cũng có số trường hợp bệnh nhân tử vong lớn khiến tổng số người chết vì đại dịch cúm Tây Ban Nha trên cả nước vào tháng 10/1918 lên đến con số 195.000 người.Thêm nữa, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra vì chiến tranh và bệnh tật, tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ giảm từ 51 tuổi xuống 39 tuổi vào năm 1918.Mời độc giả xem video: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân (nguồn: VTC1).
Lịch sử Mỹ ghi nhận tháng 10/1918 là tháng chết chóc nhất bởi có nhiều người thiệt mạng vì đại dịch cúm Tây Ban Nha chứ không phải do bom đạn chiến tranh.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất thế giới khi cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Dịch bệnh này có tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Trong số những quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch cúm Tây Ban Nha có nước Mỹ.
Nhiều thành phố lớn ở Mỹ có số lượng người mắc bệnh cao. Trước diễn biến nghiêm trọng của dịch bệnh, chính quyền Mỹ đã đóng cửa một số địa điểm công cộng như trường học, nhà thờ, rạp hát, quán rượu... nhằm tránh gia tăng số người nhiễm bệnh.
Thêm nữa, chính quyền cũng đưa ra giải pháp các công dân phải đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng. Nếu người nào vi phạm thì sẽ bị phạt 5 USD hoặc thậm chí là ngồi tù.
Mặc dù thực hiện một số giải pháp nhằm tránh lây lan dịch bệnh nhưng số ca mắc cúm tăng lên nhanh chóng ở nhiều nơi, trong đó có Philadelphia.
Theo ước tính, hơn 11.000 người dân ở Philadelphia tử vong trong tháng 10/1918 vì đại dịch cúm Tây Ban Nha.
Thậm chí, có ngày cao điểm, hơn 750 người ở Philadelphia qua đời vì dịch bệnh nguy hiểm này.
Không riêng Philadelphia, nhiều nơi khác ở Mỹ cũng có số trường hợp bệnh nhân tử vong lớn khiến tổng số người chết vì đại dịch cúm Tây Ban Nha trên cả nước vào tháng 10/1918 lên đến con số 195.000 người.
Thêm nữa, nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra vì chiến tranh và bệnh tật, tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ giảm từ 51 tuổi xuống 39 tuổi vào năm 1918.
Mời độc giả xem video: Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân (nguồn: VTC1).