Ở ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng, một trong những góc phố đẹp nhất bên bờ hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội, có một bức tranh đã in dấu trong tâm trí người dân thủ đô suốt nhiều thập niên qua.Bức tranh được tạo hình giản dị và cô đọng, thể hiện hình ảnh Bác Hồ bế một bé gái trên nền là chim bồ câu trắng ngậm cành ô liu và bầu trời xanh ngắt. Đây là tác phẩm của họa sĩ Trần Từ Thành, Nguyên là Phó hiệu trưởng của trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp.Họa sĩ kể lại, năm 1975, đất nước thống nhất, ông hào hứng đi tìm đề tài cho tranh của mình. Lúc đó, Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Mỹ thuật Việt Nam mở cuộc thi sáng tác tranh và tượng chào mừng đất nước thống nhất.Họa sĩ nghĩ đây chính là dịp để bày tỏ ao ước bấy lâu về chủ đề đất nước hòa bình. Sau nhiều ngày suy tư, ông quyết định chọn tranh cổ động, một hình thức nghệ thuật dễ hiểu với đại chúng và phổ biến trong cuộc sống để thể hiện những cảm xúc của mình.Cảm hứng đầu tiên để họa sĩ Thành đưa ra những phác thảo đầu tiên là vào một đêm ông nghe bài thơ “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu từ tiếng đài phát thanh của nhà hàng xóm. Câu thơ “Lòng ta chung cụ Hồ / Lòng ta chung Thủ đô / Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam” làm ông đặc biệt rung động.Nguồn cảm hứng thứ hai là một bức ảnh nổi tiếng, chụp lại cảnh Bác Hồ cười rạng rỡ, trìu mến bế một em bé trong lần Người đến thăm một trại nhi đồng ở chiến khu Việt Bắc năm 1950.Và tác phẩm đã ra đời với những nét vẽ phóng khoáng, gam màu tươi sáng, như phản ánh bầu không khí đầy phấn khởi và hy vọng của các tầng lớp quần chúng nhân dân Việt Nam thời điểm đó.Họa sĩ chia sẻ: “Hình ảnh chim bồ câu ngậm cành ô liu là tượng trưng cho hòa bình. Còn ngôi sao ở mắt của con chim là biểu tượng cho người lính. Hình ảnh Bác Hồ bế thiếu nhi là biểu tượng cho sự kế thừa hòa bình của đất nước. Hy vọng đất nước phồn vinh được Bác trao lại cho thế hệ trẻ...”.Ngày 20/4/1976, bức tranh được trưng bày tại trung tâm triển lãm Vân Hồ (Hà Nội) và đoạt giải nhì của cuộc thi sáng tác. Khi cuộc Tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất đầu tiên diễn ra, tranh được in hàng vạn bản, phát hành cả nước với tên gọi “Độc lập – Thống nhất – Hòa bình – Hạnh phúc”.Năm 1979, tròn 10 năm sau ngày Bác Hồ về cõi vĩnh hằng, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội đã phóng to bức tranh để treo giữa mặt tiền tầng hai của nhà Thông tin Thành phố ở đầu phố Tràng Tiền. Và hơn 40 năm qua, bức tranh vẫn ở nguyên vị trí này.Với ý nghĩa đặc biệt của bức tranh, đã có rất nhiều nhà sưu tầm tranh quốc tế đến hỏi mua bản gốc từ họa sĩ Trần Từ Thành, song ông đều từ chối vì đây là một kỷ vật vô giá trong sự nghiệp sáng tác. Và gần đây, họa sĩ đã tặng lại bức tranh gốc cho Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ.Ngày nay, những ý nghĩa của bức tranh “Độc lập - Thống nhất - Hòa bình - Hạnh phúc” vẫn tươi mới như thuở ban đầu. Đồng hành cùng nét vẽ bay bổng của người họa sĩ, những thế hệ tương lai sẽ mãi trân trọng các giá trị hòa bình mà cha anh đã hi sinh biết bao xương máu mới giành được... Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.
Ở ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng, một trong những góc phố đẹp nhất bên bờ hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội, có một bức tranh đã in dấu trong tâm trí người dân thủ đô suốt nhiều thập niên qua.
Bức tranh được tạo hình giản dị và cô đọng, thể hiện hình ảnh Bác Hồ bế một bé gái trên nền là chim bồ câu trắng ngậm cành ô liu và bầu trời xanh ngắt. Đây là tác phẩm của họa sĩ Trần Từ Thành, Nguyên là Phó hiệu trưởng của trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp.
Họa sĩ kể lại, năm 1975, đất nước thống nhất, ông hào hứng đi tìm đề tài cho tranh của mình. Lúc đó, Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Mỹ thuật Việt Nam mở cuộc thi sáng tác tranh và tượng chào mừng đất nước thống nhất.
Họa sĩ nghĩ đây chính là dịp để bày tỏ ao ước bấy lâu về chủ đề đất nước hòa bình. Sau nhiều ngày suy tư, ông quyết định chọn tranh cổ động, một hình thức nghệ thuật dễ hiểu với đại chúng và phổ biến trong cuộc sống để thể hiện những cảm xúc của mình.
Cảm hứng đầu tiên để họa sĩ Thành đưa ra những phác thảo đầu tiên là vào một đêm ông nghe bài thơ “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu từ tiếng đài phát thanh của nhà hàng xóm. Câu thơ “Lòng ta chung cụ Hồ / Lòng ta chung Thủ đô / Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam” làm ông đặc biệt rung động.
Nguồn cảm hứng thứ hai là một bức ảnh nổi tiếng, chụp lại cảnh Bác Hồ cười rạng rỡ, trìu mến bế một em bé trong lần Người đến thăm một trại nhi đồng ở chiến khu Việt Bắc năm 1950.
Và tác phẩm đã ra đời với những nét vẽ phóng khoáng, gam màu tươi sáng, như phản ánh bầu không khí đầy phấn khởi và hy vọng của các tầng lớp quần chúng nhân dân Việt Nam thời điểm đó.
Họa sĩ chia sẻ: “Hình ảnh chim bồ câu ngậm cành ô liu là tượng trưng cho hòa bình. Còn ngôi sao ở mắt của con chim là biểu tượng cho người lính. Hình ảnh Bác Hồ bế thiếu nhi là biểu tượng cho sự kế thừa hòa bình của đất nước. Hy vọng đất nước phồn vinh được Bác trao lại cho thế hệ trẻ...”.
Ngày 20/4/1976, bức tranh được trưng bày tại trung tâm triển lãm Vân Hồ (Hà Nội) và đoạt giải nhì của cuộc thi sáng tác. Khi cuộc Tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất đầu tiên diễn ra, tranh được in hàng vạn bản, phát hành cả nước với tên gọi “Độc lập – Thống nhất – Hòa bình – Hạnh phúc”.
Năm 1979, tròn 10 năm sau ngày Bác Hồ về cõi vĩnh hằng, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội đã phóng to bức tranh để treo giữa mặt tiền tầng hai của nhà Thông tin Thành phố ở đầu phố Tràng Tiền. Và hơn 40 năm qua, bức tranh vẫn ở nguyên vị trí này.
Với ý nghĩa đặc biệt của bức tranh, đã có rất nhiều nhà sưu tầm tranh quốc tế đến hỏi mua bản gốc từ họa sĩ Trần Từ Thành, song ông đều từ chối vì đây là một kỷ vật vô giá trong sự nghiệp sáng tác. Và gần đây, họa sĩ đã tặng lại bức tranh gốc cho Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ.
Ngày nay, những ý nghĩa của bức tranh “Độc lập - Thống nhất - Hòa bình - Hạnh phúc” vẫn tươi mới như thuở ban đầu. Đồng hành cùng nét vẽ bay bổng của người họa sĩ, những thế hệ tương lai sẽ mãi trân trọng các giá trị hòa bình mà cha anh đã hi sinh biết bao xương máu mới giành được...
Mời quý độc giả xem video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập sáng 2/9/1945.