Phố Hàng Gai là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục cạnh bờ Hồ Gươm đến ngã tư Hàng Bông - Hàng Trống, phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Đông Hà và phường Cổ Vũ, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.Tên gọi phố Hàng Gai có nguồn gốc từ ngành hàng đặc trưng trên phố này thời xưa, đó là các loại dây gai, dây đay, võng, thừng… Cũng vì điều này mà phố còn có một tên dân gian là phố Hàng Thừng.Riêng đoạn đầu phố, từ chỗ giáp phố Hàng Đào tới phố Tô Tịch, xưa kia gọi là phố Hàng Tiện vì ở đây có những cửa hàng vừa làm vừa bán các hàng gỗ tiện do người làng Nhị Khê ra đây kinh doanh.Thời Pháp thuộc người Pháp gọi phố Hàng Gai là “rue du Chanvre”, nghĩa là phố bán đồ làm từ cây gai. Vào thời đó trên phố có hai dinh sở lớn của chính quyền thực dân là Dinh Kinh lược sứ Bắc Kỳ ở số 79 - 83 và Dinh công sứ Pháp đối diện ở số 80. Năm 1945 phố lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Gai.Dù mang tên gọi Hàng Gai trong nhiều thế kỷ, trên thực tế, mặt hàng dây gai đã biến mất trên phố từ thế kỷ 19, nghề in sách đã du nhập vào đây. Nhiều cửa hàng khắc ván, in sách và bán sách mở ra, đẩy các hàng bán dây gai lên phường Đông Thành, phố Bát Đàn.Quanh nghề in sách ở phố Hàng Gai có nhiều điều thú vị mà ngày nay không nhiều người còn nhớ. Thời đó, việc in sách được tiến hành như sau: trước hết thuê người viết chữ đẹp chép đúng như quy cách của quyển sách định in. Chép xong chuyển sang khắc.Khi in người thợ đặt bản khắc trên một cái đệm rơm, dùng chổi con quét một lượt mực, đặt tờ giấy lên rồi lấy xơ mướp xoa thật đều. Cứ mỗi tờ (gập lại thành hai trang) là một bản khắc. Sách bao nhiêu tờ là bấy nhiêu bản khắc.Các sách nhiều tập – như sách lịch sử - thì bản khắc đầy một gian nhà. Và chính cái việc chứa giữ các bản gỗ này đã trở thành một thuật ngữ chỉ các nhà xuất bản thời xưa, đó là “tàng bản” – hay nơi “chứa bản khắc gỗ”.Tới cuối thế kỷ 19, phố Hàng Gai có nhiều nhà tàng bản nổi tiếng như Quán Văn Đường tàng bản, Tụ Văn Đường tàng bản… Khi đó, con phố này được coi như một trung tâm in ấn của thành Thăng Long.Đến thời Pháp thuộc, với sự phổ biến của chữ quốc ngữ và kỹ nghệ in ấn phương Tây, các nhà in chữ hiện đại dần dần thay thế các nhà “tàng bản” truyền thống, có thể kể đến nhà in Đông Kinh ở số nhà 82, nhà in Ngô Tử Hạ ở số nhà 104.Đó cũng là giai đoạn phố Hàng Gai được “Tây hóa” mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng loạt cửa hàng tạp hóa, hiệu mũ, hiệu kính thuốc, trong đó phải kể đến hiệu tạp hóa đầu tiên của lái buôn Pháp Bazin mở ở tòa công sứ cũ.Bên cạnh nghề in ấn, trong ký ức của người Hà Nội xưa, phố Hàng Gai cũng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm ngày tết Trung thu – khi phố này là nơi bày bán các loại đèn xếp, đèn kéo quân và đồ chơi truyền thống của trẻ em.Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến 1946, phố Hàng Gai là ranh giới phía nam của Liên khu I. Đây là một tuyến lửa ác liệt, nơi dãy phố bên số lẻ bị địch kiểm soát, dãy phố bên chẵn là của ta...Ngày nay, những ngành nghề truyền thống từng gắn với phố Hàng Gai đều không còn hiện diện trên con phố này. Do giáp Hồ Gươm và trúc phố Hàng Ngang - Hàng Đào mà phố Hàng Gai đã trở thành một khu phố có các hoạt động du lịch sôi động.Đây là nơi tập trung rất nhiều văn phòng công ty du lịch, khách sạn, cửa hàng tranh, đồ lưu niệm – trong đó có khá nhiều cửa hàng chuyên về đồ tơ lụa - phục vụ cho du khách nước ngoài.Ở số 85 phố Hàng Gai có đình Cổ Vũ nơi thờ thần Bạch Mã cùng Linh Lang, hai vị thần có liên quan mật thiết đến lịch sử kinh thành Thăng Long xưa. Đình Cổ Vũ có một dãy nhà ở mé trong cũng từng là một cơ sở in lớn trong quá khứ.Ngoài ra, phố Hàng Gai cũng là nơi lưu giữ khá nhiều ngôi nhà có từ đầu thế kỷ 20, mang những phong cách kiến trúc phong phú của nhà phố Hà Nội xưa.Một số hình ảnh khác về phố Hàng Gai.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Gai là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục cạnh bờ Hồ Gươm đến ngã tư Hàng Bông - Hàng Trống, phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Đông Hà và phường Cổ Vũ, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Tên gọi phố Hàng Gai có nguồn gốc từ ngành hàng đặc trưng trên phố này thời xưa, đó là các loại dây gai, dây đay, võng, thừng… Cũng vì điều này mà phố còn có một tên dân gian là phố Hàng Thừng.
Riêng đoạn đầu phố, từ chỗ giáp phố Hàng Đào tới phố Tô Tịch, xưa kia gọi là phố Hàng Tiện vì ở đây có những cửa hàng vừa làm vừa bán các hàng gỗ tiện do người làng Nhị Khê ra đây kinh doanh.
Thời Pháp thuộc người Pháp gọi phố Hàng Gai là “rue du Chanvre”, nghĩa là phố bán đồ làm từ cây gai. Vào thời đó trên phố có hai dinh sở lớn của chính quyền thực dân là Dinh Kinh lược sứ Bắc Kỳ ở số 79 - 83 và Dinh công sứ Pháp đối diện ở số 80. Năm 1945 phố lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Gai.
Dù mang tên gọi Hàng Gai trong nhiều thế kỷ, trên thực tế, mặt hàng dây gai đã biến mất trên phố từ thế kỷ 19, nghề in sách đã du nhập vào đây. Nhiều cửa hàng khắc ván, in sách và bán sách mở ra, đẩy các hàng bán dây gai lên phường Đông Thành, phố Bát Đàn.
Quanh nghề in sách ở phố Hàng Gai có nhiều điều thú vị mà ngày nay không nhiều người còn nhớ. Thời đó, việc in sách được tiến hành như sau: trước hết thuê người viết chữ đẹp chép đúng như quy cách của quyển sách định in. Chép xong chuyển sang khắc.
Khi in người thợ đặt bản khắc trên một cái đệm rơm, dùng chổi con quét một lượt mực, đặt tờ giấy lên rồi lấy xơ mướp xoa thật đều. Cứ mỗi tờ (gập lại thành hai trang) là một bản khắc. Sách bao nhiêu tờ là bấy nhiêu bản khắc.
Các sách nhiều tập – như sách lịch sử - thì bản khắc đầy một gian nhà. Và chính cái việc chứa giữ các bản gỗ này đã trở thành một thuật ngữ chỉ các nhà xuất bản thời xưa, đó là “tàng bản” – hay nơi “chứa bản khắc gỗ”.
Tới cuối thế kỷ 19, phố Hàng Gai có nhiều nhà tàng bản nổi tiếng như Quán Văn Đường tàng bản, Tụ Văn Đường tàng bản… Khi đó, con phố này được coi như một trung tâm in ấn của thành Thăng Long.
Đến thời Pháp thuộc, với sự phổ biến của chữ quốc ngữ và kỹ nghệ in ấn phương Tây, các nhà in chữ hiện đại dần dần thay thế các nhà “tàng bản” truyền thống, có thể kể đến nhà in Đông Kinh ở số nhà 82, nhà in Ngô Tử Hạ ở số nhà 104.
Đó cũng là giai đoạn phố Hàng Gai được “Tây hóa” mạnh mẽ với sự xuất hiện của hàng loạt cửa hàng tạp hóa, hiệu mũ, hiệu kính thuốc, trong đó phải kể đến hiệu tạp hóa đầu tiên của lái buôn Pháp Bazin mở ở tòa công sứ cũ.
Bên cạnh nghề in ấn, trong ký ức của người Hà Nội xưa, phố Hàng Gai cũng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm ngày tết Trung thu – khi phố này là nơi bày bán các loại đèn xếp, đèn kéo quân và đồ chơi truyền thống của trẻ em.
Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến 1946, phố Hàng Gai là ranh giới phía nam của Liên khu I. Đây là một tuyến lửa ác liệt, nơi dãy phố bên số lẻ bị địch kiểm soát, dãy phố bên chẵn là của ta...
Ngày nay, những ngành nghề truyền thống từng gắn với phố Hàng Gai đều không còn hiện diện trên con phố này. Do giáp Hồ Gươm và trúc phố Hàng Ngang - Hàng Đào mà phố Hàng Gai đã trở thành một khu phố có các hoạt động du lịch sôi động.
Đây là nơi tập trung rất nhiều văn phòng công ty du lịch, khách sạn, cửa hàng tranh, đồ lưu niệm – trong đó có khá nhiều cửa hàng chuyên về đồ tơ lụa - phục vụ cho du khách nước ngoài.
Ở số 85 phố Hàng Gai có đình Cổ Vũ nơi thờ thần Bạch Mã cùng Linh Lang, hai vị thần có liên quan mật thiết đến lịch sử kinh thành Thăng Long xưa. Đình Cổ Vũ có một dãy nhà ở mé trong cũng từng là một cơ sở in lớn trong quá khứ.
Ngoài ra, phố Hàng Gai cũng là nơi lưu giữ khá nhiều ngôi nhà có từ đầu thế kỷ 20, mang những phong cách kiến trúc phong phú của nhà phố Hà Nội xưa.
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Gai.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.