Phố Hàng Than là con phố dài khoảng 400 m, kéo dài từ đê Yên Phụ đến điểm giao Hàng Đậu - Hàng Giấy, ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội. Xưa kia phố thuộc thôn Thạch Khối, thôn Hòe Nhai (sau đổi thành thôn Giai Cảnh) và thôn Yên Thuận, thuộc tổng Thượng và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận.Tên phố Hàng Than bắt nguồn từ việc nơi đây xưa kia tập trung những nhà bán than, than hoa và than tàu. Trước đó phố này có nghề nung vôi, thời mà sông Cái còn ở sát chỗ chân đê ngày nay và phố một bến sông, thuận tiện cho việc cung ứng đá cho các lò vôi.Thời thuộc địa người Pháp đặt tên phố là “rue su Charbon” – dịch từ tên “Hàng Than”. Năm 1945 phố lấy lại tên tiếng Việt và giữ nguyên tên này sau các cuộc đổi tên ở Hà Nội giai đoạn sau đó.Sau những biến đổi thời cuộc, không ai còn bán than ở phố Hàng Than nữa. Từ đầu thế kỷ 20, con phố này được gần xa biết đến với món bánh cốm Hàng Than.Hiệu bánh cốm lâu đời nhất và cũng nổi tiếng nhất là bánh cốm Nguyên Ninh (số nhà 11), có từ năm 1865.Theo thời gian, trên phố ngày càng có thêm nhiều nhà làm bánh cốm và ngày nay có hàng chục cửa hàng kinh doanh đặc sản này trên phố.Dù nghề bán than không còn, phố Hàng Than vẫn còn nhiều đền, chùa cổ lưu giữ quá khứ của con phố lâu đời này. Ở số 25, đền Yên Thuận là đền của thôn Yên Thuận xưa.Đền Tứ Vị ở số nhà 39, là nơi thờ vọng Tứ vị Hồng nương, tương truyền là bốn người phụ nữ sau khi tử nạn ngoài biển thường hiển linh cứu giúp dân chài.Chùa Hòe Nhai ở số 19 là một di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội. Chùa có tên chữ là Hồng Phúc tự, tương truyền có từ đời nhà Lý. Đây là chốn tổ của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo cổ ở miền Bắc Việt Nam.Trên phố còn sót lại một số ngôi nhà kiểu Tây hai tầng trang trí tinh tế, kiểu nhà góp phần quan trọng trong việc định hình nên diện mạo phố cổ đầu thế kỷ 20.Nhà số 40 Hàng Than gắn với tuổi trẻ lãng mạn của hai thi sĩ Xuân Diệu và Huy Cận. Họ đã sống trên căn gác tại đây trong hơn một năm từ mùa thu 1939, trước khi Xuân Diệu đi Mỹ Tho làm tham tá Sở thương chánh.Quay trở lại với món bánh cốm trứ danh, loại bánh này được làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, Cốm được trộn nước theo tỷ lệ nhất định, đảo đều trên lửa, hoặc hấp chín trộn chút đường và nước hoa bưởi.Nhân bánh được làm từ đậu xanh hấp chín xay nhuyễn sau đó ngào đường và lại đun nhỏ lửa.Sau đó cho dừa nạo và mứt bí xắt hạt lựu hoặc mứt sen. Công đoạn cuối cùng là gói bánh, với nhân được chia ra từng nắm nhỏ và áo bên ngoài bằng cốm đã chế biến.Xưa kia bánh cốm làm xong được gói trong lá chuối. Ngày nay là chuối được thay bằng giấy bóng và hộp các-tông vuông vức.Từ một góc phố cổ, bánh cốm đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương.Do quy mô sản xuất mở rộng, ngày nay nhiều hộ có cơ sở sản xuất bánh cốm ở ngoại thành, còn nhà ở phố Hàng Than chỉ là nơi bày bán sản phẩm.Ngoài bánh cốm, các cửa hàng trên phố Hàng Than cũng bán các loại bánh truyền thống khác như bánh xu xuê, đậu xanh, oản...Sắc màu rực rỡ và dáng vè phong phú của các loại bánh tạo nên khung cảnh sinh động đặc trưng cho phố Hàng Than.Bên cạnh bánh trái, các quán ăn vặt vỉa hè trên phố này cũng khá nối tiếng, với các món chè, thạch dừa, ốc...Vào mùa cốm, các gánh cốm rong xuất hiện trên vỉa hè, tạo nến một nét thi vị cho phố phường Hà Nội mùa thu.Một số hình ảnh khác về phố Hàng Than.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Than là con phố dài khoảng 400 m, kéo dài từ đê Yên Phụ đến điểm giao Hàng Đậu - Hàng Giấy, ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội. Xưa kia phố thuộc thôn Thạch Khối, thôn Hòe Nhai (sau đổi thành thôn Giai Cảnh) và thôn Yên Thuận, thuộc tổng Thượng và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận.
Tên phố Hàng Than bắt nguồn từ việc nơi đây xưa kia tập trung những nhà bán than, than hoa và than tàu. Trước đó phố này có nghề nung vôi, thời mà sông Cái còn ở sát chỗ chân đê ngày nay và phố một bến sông, thuận tiện cho việc cung ứng đá cho các lò vôi.
Thời thuộc địa người Pháp đặt tên phố là “rue su Charbon” – dịch từ tên “Hàng Than”. Năm 1945 phố lấy lại tên tiếng Việt và giữ nguyên tên này sau các cuộc đổi tên ở Hà Nội giai đoạn sau đó.
Sau những biến đổi thời cuộc, không ai còn bán than ở phố Hàng Than nữa. Từ đầu thế kỷ 20, con phố này được gần xa biết đến với món bánh cốm Hàng Than.
Hiệu bánh cốm lâu đời nhất và cũng nổi tiếng nhất là bánh cốm Nguyên Ninh (số nhà 11), có từ năm 1865.
Theo thời gian, trên phố ngày càng có thêm nhiều nhà làm bánh cốm và ngày nay có hàng chục cửa hàng kinh doanh đặc sản này trên phố.
Dù nghề bán than không còn, phố Hàng Than vẫn còn nhiều đền, chùa cổ lưu giữ quá khứ của con phố lâu đời này. Ở số 25, đền Yên Thuận là đền của thôn Yên Thuận xưa.
Đền Tứ Vị ở số nhà 39, là nơi thờ vọng Tứ vị Hồng nương, tương truyền là bốn người phụ nữ sau khi tử nạn ngoài biển thường hiển linh cứu giúp dân chài.
Chùa Hòe Nhai ở số 19 là một di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội. Chùa có tên chữ là Hồng Phúc tự, tương truyền có từ đời nhà Lý. Đây là chốn tổ của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo cổ ở miền Bắc Việt Nam.
Trên phố còn sót lại một số ngôi nhà kiểu Tây hai tầng trang trí tinh tế, kiểu nhà góp phần quan trọng trong việc định hình nên diện mạo phố cổ đầu thế kỷ 20.
Nhà số 40 Hàng Than gắn với tuổi trẻ lãng mạn của hai thi sĩ Xuân Diệu và Huy Cận. Họ đã sống trên căn gác tại đây trong hơn một năm từ mùa thu 1939, trước khi Xuân Diệu đi Mỹ Tho làm tham tá Sở thương chánh.
Quay trở lại với món bánh cốm trứ danh, loại bánh này được làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, Cốm được trộn nước theo tỷ lệ nhất định, đảo đều trên lửa, hoặc hấp chín trộn chút đường và nước hoa bưởi.
Nhân bánh được làm từ đậu xanh hấp chín xay nhuyễn sau đó ngào đường và lại đun nhỏ lửa.Sau đó cho dừa nạo và mứt bí xắt hạt lựu hoặc mứt sen. Công đoạn cuối cùng là gói bánh, với nhân được chia ra từng nắm nhỏ và áo bên ngoài bằng cốm đã chế biến.
Xưa kia bánh cốm làm xong được gói trong lá chuối. Ngày nay là chuối được thay bằng giấy bóng và hộp các-tông vuông vức.
Từ một góc phố cổ, bánh cốm đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương.
Do quy mô sản xuất mở rộng, ngày nay nhiều hộ có cơ sở sản xuất bánh cốm ở ngoại thành, còn nhà ở phố Hàng Than chỉ là nơi bày bán sản phẩm.
Ngoài bánh cốm, các cửa hàng trên phố Hàng Than cũng bán các loại bánh truyền thống khác như bánh xu xuê, đậu xanh, oản...
Sắc màu rực rỡ và dáng vè phong phú của các loại bánh tạo nên khung cảnh sinh động đặc trưng cho phố Hàng Than.
Bên cạnh bánh trái, các quán ăn vặt vỉa hè trên phố này cũng khá nối tiếng, với các món chè, thạch dừa, ốc...
Vào mùa cốm, các gánh cốm rong xuất hiện trên vỉa hè, tạo nến một nét thi vị cho phố phường Hà Nội mùa thu.
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Than.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.