Nhà soạn nhạc lừng danh thế giới Ludwig van Beethoven nổi tiếng với nhiều tác phẩm để đời. Tuy nhiên, Beethoven thường xuyên đau ốm do mắc nhiều chứng bệnh như viêm đại tràng, thấp khớp, viêm gan mãn tính.Sau nhiều năm đau ốm triền miên, nhà soạn nhạc Beethoven qua đời năm 1827. Khi ấy, ông 57 tuổi. Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính khiến Beethoven qua đời là suy gan trầm trọng.Trước cái chết của Beethoven, nhiều chuyên gia, nhà khoa học truy tìm nguyên nhân khiến nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới mất mạng.Do vậy, các chuyên gia, nhà khoa học tích cực tìm hiểu vấn đề này. Về sau, họ phát hiện trước khi Beethoven qua đời, một người có tên Ferdinand Hiller đã lấy một sợi tóc của nhà soạn nhạc này.Vì vậy, các chuyên gia tiến hành kiểm tra, phân tích sợi tóc do Hiller lấy của Beethoven. Kết quả cho thấy lượng chì trong cơ thể nhạc sĩ thiên tài cao gấp hàng trăm lần so với người bình thường.Điều này chỉ ra Beethoven qua đời vì bị nhiễm độc chì nặng. Điều này trùng khớp với những triệu trứng bệnh của Beethoven như thường xuyên đau bụng, tính tình cáu kỉnh và dễ cáu gắt.Thậm chí, có nhà khoa học nhận định nhiễm độc chì nặng là một trong những nguyên nhân khiến Beethoven đã giảm dần thính lực và cuối cùng là bị điếc.Kể từ đây, các chuyên gia tìm hiểu Beethoven nhiễm độc chì như thế nào.Theo đó, các nhà khoa học cho rằng có khả năng Beethoven nhiễm độc chì là do bác sĩ chữa trị cho nhà soạn nhạc này đã kê đơn thuốc có thành phần là chì hay sử dụng các phương pháp điều trị có hàm lượng chì lớn.Cũng có người suy đoán Beethoven uống rượu vang chứa chì khiến ông bị nhiễm độc chì mà không hay biết.Mời độc giả xem video: Tác dụng kì diệu của âm nhạc với trẻ nhỏ (nguồn: VTC14)
Nhà soạn nhạc lừng danh thế giới Ludwig van Beethoven nổi tiếng với nhiều tác phẩm để đời. Tuy nhiên, Beethoven thường xuyên đau ốm do mắc nhiều chứng bệnh như viêm đại tràng, thấp khớp, viêm gan mãn tính.
Sau nhiều năm đau ốm triền miên, nhà soạn nhạc Beethoven qua đời năm 1827. Khi ấy, ông 57 tuổi. Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính khiến Beethoven qua đời là suy gan trầm trọng.
Trước cái chết của Beethoven, nhiều chuyên gia, nhà khoa học truy tìm nguyên nhân khiến nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới mất mạng.
Do vậy, các chuyên gia, nhà khoa học tích cực tìm hiểu vấn đề này. Về sau, họ phát hiện trước khi Beethoven qua đời, một người có tên Ferdinand Hiller đã lấy một sợi tóc của nhà soạn nhạc này.
Vì vậy, các chuyên gia tiến hành kiểm tra, phân tích sợi tóc do Hiller lấy của Beethoven. Kết quả cho thấy lượng chì trong cơ thể nhạc sĩ thiên tài cao gấp hàng trăm lần so với người bình thường.
Điều này chỉ ra Beethoven qua đời vì bị nhiễm độc chì nặng. Điều này trùng khớp với những triệu trứng bệnh của Beethoven như thường xuyên đau bụng, tính tình cáu kỉnh và dễ cáu gắt.
Thậm chí, có nhà khoa học nhận định nhiễm độc chì nặng là một trong những nguyên nhân khiến Beethoven đã giảm dần thính lực và cuối cùng là bị điếc.
Kể từ đây, các chuyên gia tìm hiểu Beethoven nhiễm độc chì như thế nào.
Theo đó, các nhà khoa học cho rằng có khả năng Beethoven nhiễm độc chì là do bác sĩ chữa trị cho nhà soạn nhạc này đã kê đơn thuốc có thành phần là chì hay sử dụng các phương pháp điều trị có hàm lượng chì lớn.
Cũng có người suy đoán Beethoven uống rượu vang chứa chì khiến ông bị nhiễm độc chì mà không hay biết.
Mời độc giả xem video: Tác dụng kì diệu của âm nhạc với trẻ nhỏ (nguồn: VTC14)