Trong hơn một thế kỷ qua, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một trong những biểu tượng bất hủ của Hà Nội. Nhưng không phải ai cũng biết về giá trị tâm linh cũng như những câu chuyện lịch sử thú vị về cây cầu này.Ngược dòng lịch sử, năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu ((1799-1872, một đại danh sĩ của đất Bắc Hà) đã cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên nó là Thê Húc, nghĩa là "giọt ánh sáng đậu lại" hay "Ngưng tụ hào quang".Cây cầy này gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.Sắc sơn đỏ có sự liên quan mật thiết đến ý nghĩa tâm linh của cầu. Theo đó, cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí của trời đất. Không dừng lại ở đó, cây cầu này còn có thể được coi như một biểu tượng của mặt trời.Với ý nghĩa ấy, cầu Thê Húc phải mang màu đỏ - màu của mặt trời, cũng được coi là màu của sự sống, may mắn, hạnh phúc theo quan niệm Á Đông, mà không thể là màu sắc nào khác.Trong lịch sử tồn tại của mình, cầu Thê Húc đã trải qua nhiều câu chuyện đáng nhớ. Tương truyền, từ khi có cầu Thê Húc thì sỹ tử thi Hương chen nhau vào đền thắp hương cầu khấn rất đông. Vào mỗi mùa thi, cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ sập cầu.Giai đoạn 1882-1887, đền Ngọc Sơn trở thành nơi ở của một viên quan tư trong quân đội viễn chinh Pháp. Trước cảnh ngang trái, một thanh niên trí thức tên là Nguyễn Văn đã nảy ra ý định đốt cầu để cảnh cáo thực dân Pháp xúc phạm cõi tâm linh.Vụ phóng hỏa diễn ra trót lọt vào một đêm cuối đông năm 1887. Chỉ trong thời gian ngắn các tấm ván mặt cầu đã cháy thành than. Viên quan tư cảm thấy bất an nên sai quân chuyển đồ đạc đi nơi khác không dám ở đền Ngọc Sơn nữa.Sau vụ việc này, cầu Thê Húc được xây lại. Kết cấu cầu mới cong hơn để chịu lực tốt hơn, mặt cầu được lát ván dọc thay vì ván ngang như cầu cũ.Cây cầu mới này đã tồn tại thêm 55 năm nữa, trước khi xảy ra một sự cố nghiêm trọng. Đó là vào đêm Giao thừa năm 1952, do khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông, cầu đã bị quá tải và gãy một nhịp.Cầu Thê Húc được xây lại lần hai theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm, kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng giám sát xây dựng. Để tăng độ bền, móng cầu được đúc bằng xi măng thay vì dùng cấu trúc gỗ.Cây cầy mới vẫn mang dáng cầu vòng như xưa nhưng độ cong lớn hơn cầu cũ, vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc, các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông thay cho dầm gỗ.Mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ. Ván mặt cầu lại là ván đặt ngang như thuở sơ khai.Kể từ đó đến nay, cầu Thê Húc không phải chịu thêm sự thay đổi lớn nào nữa. Từ những năm 1990, một hệ thống đèn chiếu đã được lắp dọc theo thành cầu giúp cây cầu lung linh hơn vào buổi tối.Trong một thời gian dài, người dân và du khách được tự do lên cầu Thê Húc hóng gió, ngoạn cảnh hồ Gươm. Đến gần đây thì khách muốn lên cầu vào đền sẽ phải mua vé. Giá vé vào cửa hiện tại là 30.000 đồng…Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Trong hơn một thế kỷ qua, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một trong những biểu tượng bất hủ của Hà Nội. Nhưng không phải ai cũng biết về giá trị tâm linh cũng như những câu chuyện lịch sử thú vị về cây cầu này.
Ngược dòng lịch sử, năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu ((1799-1872, một đại danh sĩ của đất Bắc Hà) đã cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên nó là Thê Húc, nghĩa là "giọt ánh sáng đậu lại" hay "Ngưng tụ hào quang".
Cây cầy này gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Sắc sơn đỏ có sự liên quan mật thiết đến ý nghĩa tâm linh của cầu. Theo đó, cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí của trời đất. Không dừng lại ở đó, cây cầu này còn có thể được coi như một biểu tượng của mặt trời.
Với ý nghĩa ấy, cầu Thê Húc phải mang màu đỏ - màu của mặt trời, cũng được coi là màu của sự sống, may mắn, hạnh phúc theo quan niệm Á Đông, mà không thể là màu sắc nào khác.
Trong lịch sử tồn tại của mình, cầu Thê Húc đã trải qua nhiều câu chuyện đáng nhớ. Tương truyền, từ khi có cầu Thê Húc thì sỹ tử thi Hương chen nhau vào đền thắp hương cầu khấn rất đông. Vào mỗi mùa thi, cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ sập cầu.
Giai đoạn 1882-1887, đền Ngọc Sơn trở thành nơi ở của một viên quan tư trong quân đội viễn chinh Pháp. Trước cảnh ngang trái, một thanh niên trí thức tên là Nguyễn Văn đã nảy ra ý định đốt cầu để cảnh cáo thực dân Pháp xúc phạm cõi tâm linh.
Vụ phóng hỏa diễn ra trót lọt vào một đêm cuối đông năm 1887. Chỉ trong thời gian ngắn các tấm ván mặt cầu đã cháy thành than. Viên quan tư cảm thấy bất an nên sai quân chuyển đồ đạc đi nơi khác không dám ở đền Ngọc Sơn nữa.
Sau vụ việc này, cầu Thê Húc được xây lại. Kết cấu cầu mới cong hơn để chịu lực tốt hơn, mặt cầu được lát ván dọc thay vì ván ngang như cầu cũ.
Cây cầu mới này đã tồn tại thêm 55 năm nữa, trước khi xảy ra một sự cố nghiêm trọng. Đó là vào đêm Giao thừa năm 1952, do khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông, cầu đã bị quá tải và gãy một nhịp.
Cầu Thê Húc được xây lại lần hai theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm, kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng giám sát xây dựng. Để tăng độ bền, móng cầu được đúc bằng xi măng thay vì dùng cấu trúc gỗ.
Cây cầy mới vẫn mang dáng cầu vòng như xưa nhưng độ cong lớn hơn cầu cũ, vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc, các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông thay cho dầm gỗ.
Mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ. Ván mặt cầu lại là ván đặt ngang như thuở sơ khai.
Kể từ đó đến nay, cầu Thê Húc không phải chịu thêm sự thay đổi lớn nào nữa. Từ những năm 1990, một hệ thống đèn chiếu đã được lắp dọc theo thành cầu giúp cây cầu lung linh hơn vào buổi tối.
Trong một thời gian dài, người dân và du khách được tự do lên cầu Thê Húc hóng gió, ngoạn cảnh hồ Gươm. Đến gần đây thì khách muốn lên cầu vào đền sẽ phải mua vé. Giá vé vào cửa hiện tại là 30.000 đồng…
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.