Phố Lò Rèn là con phố dài khoảng 130m, đi từ ngã tư Hàng Cá—Thuốc Bắc, cắt ngang Hàng Đồng và kết thúc tại ngã ba Hàng Gà ở khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Tân Khai thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ.Xưa kia, phố mang tên là Hàng Bừa hoặc Hàng Cuốc. Nguyên là từ cuối thế kỷ 19, một số thợ rèn người làng Hòe Thị (nay thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) đã ra đây mở lò rèn, làm nghề.Làng Hòe Thị vốn có nghề rèn từ lâu đời. Họ ra Thăng Long quây quần ở phố này, rèn nông cụ và các hàng dân dụng. Vì bừa là thứ hàng cồng kềnh, phải bày ra vỉa hè la liệt, do đó mà thành tên phố Hàng Bừa.Tới đầu thế kỷ 20, do nhu cầu của việc xây dựng nhà cửa kiểu mới, phố này chuyển sang làm những mặt hàng mới như bu-lông, cửa xếp bằng sắt, cổng sắt hoa... Do không còn bán bừa nữa nên tên phố chuyển thành Lò Rèn.Trên bản đồ hành chính, người Pháp gọi phố này là rue des Forgerons, nghĩa là phố Thợ Rèn. Tên gọi phố Lò Rèn chính thức được sử dụng từ 1945 đến nay.Cùng với sự hưng thịnh của nghể rèn, nghề buôn sắt cũng nở rộ trên phố vào thập niên 1930 - 1950, với sự hiện diện của các hiệu buôn sắt lớn bậc nhất Hà Nội thời đó.Ngày nay, ngành sản xuất chính trên phố Lò Rèn là chế tác đồ sắt và inox, với nhiều xưởng hoạt động dọc phố.Sản phẩm bày bán của nhiều cửa hàng trên phố Lò Rèn gần giống như phố Hàng Thiếc, con phố chuyên nghề kim loại ở gần đó.Đoạn phố Lò Rèn cạnh nơi giao phố Thuốc Bắc thì có các hàng bán đồ cơ khí, sản phẩm đặc trưng của phố Thuốc Bắc.Như vậy, nhìn thoáng qua thì dường như phố Lò Rèn không có bản sắc gì riêng biệt mà chịu ảnh hưởng từ những ngành hàng ở các phố lân cận. Điều đã làm nên tên gọi phố Lò Rèn liệu có còn không?Và câu trả lời là: Có. Hãy đến với số nhà 26 Lò Rèn. Đây chính là nơi lò rèn duy nhất trên con phố này còn đỏ lửa.Tại lò rèn này, người thợ rèn duy nhất còn giữ nghề của phố - ông Nguyễn Phương Hùng – vẫn cặm cụi thắp lửa, quai búa mỗi ngày để làm ra những vật dụng hữu ích, và cũng là để giữ cho tên phố còn nguyên ý nghĩa.Ngoài lò rèn ở số nhà 26, còn một địa điểm khác gợi nhắc đến nghề rèn xưa. Đó là đình thờ tổ nghề rèn nằm ở số 1 Lò Rèn. Gọi là ngôi đình nhưng đây chỉ là một gian thờ nhỏ nằm khuất nẻo ở tầng hai của ngôi nhà mà không nhiều người để ý khi đi ngang qua.Có thể nói, những dấu tích của nghề rèn truyền thống ở phố Lò Rèn cũng mong manh như số phận của nghề này giữa 36 phố phường Hà Nội thế kỷ 21. Khi ngọn lửa cuối cùng tắt đi, tên gọi Lò Rèn sẽ chỉ còn là hoài niệm về một Hà Nội cũ...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Lò Rèn là con phố dài khoảng 130m, đi từ ngã tư Hàng Cá—Thuốc Bắc, cắt ngang Hàng Đồng và kết thúc tại ngã ba Hàng Gà ở khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Tân Khai thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ.
Xưa kia, phố mang tên là Hàng Bừa hoặc Hàng Cuốc. Nguyên là từ cuối thế kỷ 19, một số thợ rèn người làng Hòe Thị (nay thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) đã ra đây mở lò rèn, làm nghề.
Làng Hòe Thị vốn có nghề rèn từ lâu đời. Họ ra Thăng Long quây quần ở phố này, rèn nông cụ và các hàng dân dụng. Vì bừa là thứ hàng cồng kềnh, phải bày ra vỉa hè la liệt, do đó mà thành tên phố Hàng Bừa.
Tới đầu thế kỷ 20, do nhu cầu của việc xây dựng nhà cửa kiểu mới, phố này chuyển sang làm những mặt hàng mới như bu-lông, cửa xếp bằng sắt, cổng sắt hoa... Do không còn bán bừa nữa nên tên phố chuyển thành Lò Rèn.
Trên bản đồ hành chính, người Pháp gọi phố này là rue des Forgerons, nghĩa là phố Thợ Rèn. Tên gọi phố Lò Rèn chính thức được sử dụng từ 1945 đến nay.
Cùng với sự hưng thịnh của nghể rèn, nghề buôn sắt cũng nở rộ trên phố vào thập niên 1930 - 1950, với sự hiện diện của các hiệu buôn sắt lớn bậc nhất Hà Nội thời đó.
Ngày nay, ngành sản xuất chính trên phố Lò Rèn là chế tác đồ sắt và inox, với nhiều xưởng hoạt động dọc phố.
Sản phẩm bày bán của nhiều cửa hàng trên phố Lò Rèn gần giống như phố Hàng Thiếc, con phố chuyên nghề kim loại ở gần đó.
Đoạn phố Lò Rèn cạnh nơi giao phố Thuốc Bắc thì có các hàng bán đồ cơ khí, sản phẩm đặc trưng của phố Thuốc Bắc.
Như vậy, nhìn thoáng qua thì dường như phố Lò Rèn không có bản sắc gì riêng biệt mà chịu ảnh hưởng từ những ngành hàng ở các phố lân cận. Điều đã làm nên tên gọi phố Lò Rèn liệu có còn không?
Và câu trả lời là: Có. Hãy đến với số nhà 26 Lò Rèn. Đây chính là nơi lò rèn duy nhất trên con phố này còn đỏ lửa.
Tại lò rèn này, người thợ rèn duy nhất còn giữ nghề của phố - ông Nguyễn Phương Hùng – vẫn cặm cụi thắp lửa, quai búa mỗi ngày để làm ra những vật dụng hữu ích, và cũng là để giữ cho tên phố còn nguyên ý nghĩa.
Ngoài lò rèn ở số nhà 26, còn một địa điểm khác gợi nhắc đến nghề rèn xưa. Đó là đình thờ tổ nghề rèn nằm ở số 1 Lò Rèn. Gọi là ngôi đình nhưng đây chỉ là một gian thờ nhỏ nằm khuất nẻo ở tầng hai của ngôi nhà mà không nhiều người để ý khi đi ngang qua.
Có thể nói, những dấu tích của nghề rèn truyền thống ở phố Lò Rèn cũng mong manh như số phận của nghề này giữa 36 phố phường Hà Nội thế kỷ 21. Khi ngọn lửa cuối cùng tắt đi, tên gọi Lò Rèn sẽ chỉ còn là hoài niệm về một Hà Nội cũ...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.