Trước khi qua đời vào năm 223, Lưu Bị - vị quân chủ của nhà Thục Hán đã quyết định truyền ngôi báu cho con trai là Lưu Thiện.Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Bị biết rõ Lưu Thiện không phải là người kế vị tốt nhất, thậm chí bị đánh giá là người bất tài, nhu nhược nhưng vẫn quyết định nhường ngôi cho người con trai này là vì một số lý do.Lưu Bị được đánh giá cao với khả năng nhìn người. Ông đã chiêu mộ được nhiều nhân tài về làm việc cho mình như Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Bàng Thống...Vào những năm cuối đời, Lưu Bị suy xét cẩn thận về người kế vị của mình. Cuối cùng, ông quyết định truyền ngôi cho con trai Lưu Thiện. Không những vậy, Lưu Bị còn gọi Gia Cát Lượng đến để dặn dò hậu sự."Thừa tướng tài hơn Tào Phi mười lần, tất có thể bình định thiên hạ, nhất định sẽ làm nên đại sự. Con trai ta (tức Lưu Thiện), nếu có thể phò tá thì hãy phò tá, nếu nó bất tài, thừa tướng có thể phế nó và lên thay", Lưu Bị phó thác con trai Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng.Không những vậy, Lưu Bị cũng dặn Lưu Thiện rằng phải coi Thừa tướng như cha. Sau này, nếu con trai làm việc gì hãy bàn với Thừa tướng Gia Cát Lượng. Quả thật, sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng hết lòng phò tá Lưu Thiện. Con trai của Lưu Bị cũng nghe theo mọi sắp xếp của Thừa tướng và có cuộc sống vương giả, thuận lợi trong những năm đầu nắm quyền.Tuy nhiên, sau khi Gia Cát Lượng chết, sự yếu kém của Lưu Thiện được bộc lộ rõ khi ông khiến nhà Thục Hán diệt vong. Thậm chí, cuối cùng, Lưu Thiện còn quyết định mở cổng thành và đầu hàng Tào Ngụy vào năm 263 thay vì hạ lệnh cho quân sĩ chiến đấu với kẻ địch đến hơi thở cuối cùng.Hành động trên của Lưu Thiện được đánh giá là bất tài, nhu nhược. Nhiều năm sau, Tư Mã Chiêu hiểu ra dụng ý của Lưu Bị khi truyền ngôi cho người con trai kém tài này.Theo Tư Mã Chiêu, Lưu Bị chọn Lưu Thiện - người con trai không có tài năng xuất chúng làm người kế vị bởi người này rất biết cách tìm đường sống sót. Trong lúc quốc gia gặp tình huống nguy cấp, Lưu Thiện có thể bảo vệ chu toàn cho bản thân, gia tộc và người dân Thục Hán. Quyết định đầu hàng Tào Ngụy của Lưu Thiện giúp người dân nhà Thục Hán tránh được cảnh mất mát, đau thương lớn hơn.Thêm nữa, dù là một ông vua mất nước nhưng Lưu Thiện khéo léo giả ngu để có thể sống bình an tới già tại kinh đô của kẻ địch. Qua đó có thể thấy Lưu Thiện rất biết nhìn thời cuộc và ứng biến linh hoạt để có thể sinh tồn trong bối cảnh chính trị phức tạp thời Tam quốc.Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Trước khi qua đời vào năm 223, Lưu Bị - vị quân chủ của nhà Thục Hán đã quyết định truyền ngôi báu cho con trai là Lưu Thiện.
Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Bị biết rõ Lưu Thiện không phải là người kế vị tốt nhất, thậm chí bị đánh giá là người bất tài, nhu nhược nhưng vẫn quyết định nhường ngôi cho người con trai này là vì một số lý do.
Lưu Bị được đánh giá cao với khả năng nhìn người. Ông đã chiêu mộ được nhiều nhân tài về làm việc cho mình như Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Bàng Thống...
Vào những năm cuối đời, Lưu Bị suy xét cẩn thận về người kế vị của mình. Cuối cùng, ông quyết định truyền ngôi cho con trai Lưu Thiện. Không những vậy, Lưu Bị còn gọi Gia Cát Lượng đến để dặn dò hậu sự.
"Thừa tướng tài hơn Tào Phi mười lần, tất có thể bình định thiên hạ, nhất định sẽ làm nên đại sự. Con trai ta (tức Lưu Thiện), nếu có thể phò tá thì hãy phò tá, nếu nó bất tài, thừa tướng có thể phế nó và lên thay", Lưu Bị phó thác con trai Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng.
Không những vậy, Lưu Bị cũng dặn Lưu Thiện rằng phải coi Thừa tướng như cha. Sau này, nếu con trai làm việc gì hãy bàn với Thừa tướng Gia Cát Lượng. Quả thật, sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng hết lòng phò tá Lưu Thiện. Con trai của Lưu Bị cũng nghe theo mọi sắp xếp của Thừa tướng và có cuộc sống vương giả, thuận lợi trong những năm đầu nắm quyền.
Tuy nhiên, sau khi Gia Cát Lượng chết, sự yếu kém của Lưu Thiện được bộc lộ rõ khi ông khiến nhà Thục Hán diệt vong. Thậm chí, cuối cùng, Lưu Thiện còn quyết định mở cổng thành và đầu hàng Tào Ngụy vào năm 263 thay vì hạ lệnh cho quân sĩ chiến đấu với kẻ địch đến hơi thở cuối cùng.
Hành động trên của Lưu Thiện được đánh giá là bất tài, nhu nhược. Nhiều năm sau, Tư Mã Chiêu hiểu ra dụng ý của Lưu Bị khi truyền ngôi cho người con trai kém tài này.
Theo Tư Mã Chiêu, Lưu Bị chọn Lưu Thiện - người con trai không có tài năng xuất chúng làm người kế vị bởi người này rất biết cách tìm đường sống sót. Trong lúc quốc gia gặp tình huống nguy cấp, Lưu Thiện có thể bảo vệ chu toàn cho bản thân, gia tộc và người dân Thục Hán. Quyết định đầu hàng Tào Ngụy của Lưu Thiện giúp người dân nhà Thục Hán tránh được cảnh mất mát, đau thương lớn hơn.
Thêm nữa, dù là một ông vua mất nước nhưng Lưu Thiện khéo léo giả ngu để có thể sống bình an tới già tại kinh đô của kẻ địch. Qua đó có thể thấy Lưu Thiện rất biết nhìn thời cuộc và ứng biến linh hoạt để có thể sinh tồn trong bối cảnh chính trị phức tạp thời Tam quốc.
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.