Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào cuộc đua phát triển vũ khí hạt nhân. Trong bối cảnh ấy, chính quyền Moscow đã xây dựng thành phố bí mật mang tên Ozersk hay còn gọi " thành phố Chết" hay Thành phố 40 tại vùng Chelyabinsk, miền núi Ural.Thành phố Ozersk không có tên trong bất cứ tấm bản đồ nào của Liên Xô. Theo đó, nơi này không được công chúng biết đến. Đặc biệt, nơi đây được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt để tránh rò rỉ thông tin.Tại Ozersk, các nhà khoa học Liên Xô phát triển vũ khí hạt nhân. Tất cả các chuyên gia, nhà khoa học, công nhân... sống và làm việc tại thành phố bí mật này giữ tuyệt đối bí mật về công việc của mình, không được tiết lộ với bên ngoài.Bất cứ ai muốn ra vào thành phố Ozersk đều phải có loại giấy phép đặc biệt do nhà chức trách cấp.Theo đó, những người sống ở thành phố Ozersk sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.Tại thành phố Ozersk, các nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu và chế tạo quả bom hạt nhân đầu tiên của nước này.Tuy nhiên, vào năm 1957, một sự cố hạt nhân tồi tệ đã xảy ra tại Ozersk. Cụ thể, vụ nổ bồn chứa 80 tấn chất thải phóng xạ đã trở thành thảm họa kinh hoàng khiến hàng ngàn người phải sơ tán khỏi thành phố.Thảm kịch hạt nhân này khiến nhiều người bị nhiễm phóng xạ và lần lượt qua đời sau đó vì các căn bệnh như ung thư.Vụ nổ bồn chứa 80 tấn chất thải phóng xạ cũng gây ô nhiễm nguồn đất, nước ở Ozersk. Theo đó, nơi đây trở thành "thành phố Chết" khi có thể đoạt mạng bất cứ ai nếu tiếp xúc với lượng phóng xạ lớn.Trong suốt nhiều năm, những hoạt động diễn ra bên trong thành phố Ozersk thời Chiến tranh Lạnh đều là bí mật quân sự được bảo mật cao.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào cuộc đua phát triển vũ khí hạt nhân. Trong bối cảnh ấy, chính quyền Moscow đã xây dựng thành phố bí mật mang tên Ozersk hay còn gọi " thành phố Chết" hay Thành phố 40 tại vùng Chelyabinsk, miền núi Ural.
Thành phố Ozersk không có tên trong bất cứ tấm bản đồ nào của Liên Xô. Theo đó, nơi này không được công chúng biết đến. Đặc biệt, nơi đây được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt để tránh rò rỉ thông tin.
Tại Ozersk, các nhà khoa học Liên Xô phát triển vũ khí hạt nhân. Tất cả các chuyên gia, nhà khoa học, công nhân... sống và làm việc tại thành phố bí mật này giữ tuyệt đối bí mật về công việc của mình, không được tiết lộ với bên ngoài.
Bất cứ ai muốn ra vào thành phố Ozersk đều phải có loại giấy phép đặc biệt do nhà chức trách cấp.
Theo đó, những người sống ở thành phố Ozersk sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Tại thành phố Ozersk, các nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu và chế tạo quả bom hạt nhân đầu tiên của nước này.
Tuy nhiên, vào năm 1957, một sự cố hạt nhân tồi tệ đã xảy ra tại Ozersk. Cụ thể, vụ nổ bồn chứa 80 tấn chất thải phóng xạ đã trở thành thảm họa kinh hoàng khiến hàng ngàn người phải sơ tán khỏi thành phố.
Thảm kịch hạt nhân này khiến nhiều người bị nhiễm phóng xạ và lần lượt qua đời sau đó vì các căn bệnh như ung thư.
Vụ nổ bồn chứa 80 tấn chất thải phóng xạ cũng gây ô nhiễm nguồn đất, nước ở Ozersk. Theo đó, nơi đây trở thành "thành phố Chết" khi có thể đoạt mạng bất cứ ai nếu tiếp xúc với lượng phóng xạ lớn.
Trong suốt nhiều năm, những hoạt động diễn ra bên trong thành phố Ozersk thời Chiến tranh Lạnh đều là bí mật quân sự được bảo mật cao.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)