Năm 2003, một ngôi mộ cổ của nhà Liêu thời Trung Quốc cổ đại được khai quật từ một đồng cỏ Nội Mông. Danh tính của chủ sở hữu ngôi mộ là một ẩn số và mang giá trị phi thường – theo đánh giá của các nhà khảo cổ. Chiếc quan tài khi được khai quật lên vẫn còn dấu vết nhuốm đầy máu, khiến mọi người có mặt nơi thực địa đều thất kinh.
Các chuyên gia khi đó đã đặt tên chiếc quan tài là “huyết quan”. Thực tế, người ta cho rằng danh tính chủ sở hữu ngôi mộ “phi thường” không chỉ vì chiếc quan tài nhuốm máu, mà còn vì biểu tượng phượng hoàng vàng trên đó.
Ban đầu, các chuyên gia nghi ngờ rằng chủ nhân của ngôi mộ có khả năng là một nhân vật vĩ đại trong triều đại nhà Liêu.
Sau khi đưa ra ngoài, các chuyên gia đã hướng dẫn nhân viên mở quan tài cẩn thận. Khi nắp quan tài được mở ra, xuất hiện trước mặt các chuyên gia là một xác chết phụ nữ được che bởi một tấm màn che.
Trong khi họ đang chuẩn bị lật tấm màn, một người trong số đó bất ngờ phát hiện ra có một lượng lớn chất lỏng xuất hiện trên thân của xác chết.
Một chuyên gia kỳ cựu trong đội khảo cổ đã nhìn thấy cảnh này và vội vàng cảnh báo: Nguy hiểm! Di tản! Nhóm khảo cổ sau khi nghe cảnh báo từ một chuyên gia kỳ cựu với thái độ nghiêm túc như vậy, họ nhanh chóng sơ tán khỏi hiện trường.
Sau đó, vị chuyên gia kỳ cựu kia đã yêu cầu mọi người đeo thiết bị bảo vệ, rồi quay lại hiện trường và đưa ra dự đoán của mình
Nhà Liêu là một vương triều bị “Hán hóa” khá nghiêm trọng. Theo nghiên cứu, người Hán qua các thời đại đều có mong muốn xác thịt không bị thối rữa sau khi chết, đặc biệt là giới vương tộc. Họ đã cố gắng thực hiện nhiều cách để đảm bảo xác không bị nhục rữa sau khi an táng.
Ví dụ, nhà Hán nghĩ rằng ngọc bích có thể đảm bảo điều này, vì vậy người chết sẽ được mặc quần áo giáp kim và ngọc bích.
Trong triều đại nhà Tùy và nhà Đường, người xưa tin rằng thủy ngân có thể đảm bảo cơ thể sẽ không bị thối rữa, vì vậy sau cái chết của giới quý tộc, họ sẽ sử dụng thủy ngân để xử lý. Do đó, chất lỏng trên cơ thể xác chết nữ giới được khai quật có khả năng là thủy ngân, có độc tính cao.
Sau đó, nhóm khảo cổ đã quay lại hiện trường để kiểm tra chất lỏng, xác nhận phán đoán của các chuyên gia kia là thật: chất lỏng đó thực sự là thủy ngân.
Hơn nữa, theo các cổ vật văn hóa được khai quật từ ngôi mộ, danh tính của chủ sở hữu ngôi mộ cũng đã được xác định: đó là công chúa người Khiết Đan - Dư Lư Đổ Cô.
Công chúa Dư Lư Đổ Cô vốn không nổi tiếng trong lịch sử triều đại, nhưng anh trai và chị dâu của cô là những nhân vật hô phong hoán vũ trong lịch sử của nhà Liêu.
Anh trai của công chúa chính là hoàng đế sáng lập nhà Liêu – cũng là thủ lĩnh của dân tộc Khiết Đan – hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ, tự xưng “Khiết Đan Thiên Hoàng vương”.
Và chị dâu của công chúa là người kỳ nữ đầu tiên trong sử ký Khiết Đan – Hoàng hậu Thuật Luật Bình. Ngay cả cháu trai của công chúa Dư Lư Đổ Cô, đều là những thế hệ nổi tiếng –Gia Luật Bội (Đông Đan hoàng vương) và em trai Giai Luật Đức Quang (Liêu Thái tông kế vị).
Tuy nhiên theo ghi chép trong lịch sử, công chúa Dư Lư Đổ Cô bị anh trai và chị dâu hại chết. Vào thời điểm đó, dân tộc Khiết Đan vẫn đang trong thời kỳ xen kẽ giữa xã hội nguyên thủy và xã hội nô lệ.
Gia Luật A Bảo Cơ ban đầu là người đứng đầu tộc Khiết Đan. Theo quy định của bộ tộc này tại thời điểm đó, cứ sau vài năm, người đứng đầu được bầu lại một lần.
Tuy nhiên, vì những thỏa thuận lâu dài với triều đình các nước Trung Nguyên, Gia Luật A Bảo Cơ thấy rằng kế thừa di truyền từ Trung nguyên có lợi cho sự ổn định xã hội.
Do đó, ông bắt đầu chuẩn bị trở thành hoàng đế của Khiết Đan và đàn áp những người phản đối. Hoàng hậu Thuật Luật Bình là một trong những người ủng hộ trung thành.
Ngay cả khi Gia Luật A Bảo Cơ đem quân chinh chiến bên ngoài, bà cũng dẫn binh đè bẹp cuộc nổi loạn do các quý tộc Khiết Đan tổ chức ở hậu cung.
Công chúa Dư Lư Đổ Cô và chồng đã tham gia cuộc nổi loạn này. Cuối cùng, sau khi cuộc nổi loạn bị khống chế và nghiền nát, họ đã bị Gia Luật A Bảo Cơ giết chết và đem chôn cất.