Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên đặt nền móng thống nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông cũng là người tạo nên chế độ chuyên quyền phong kiến hùng mạnh nhất chưa từng có trong lịch sử và có những công trình mang tính lịch sử vẫn còn được lưu giữ lại cho tới ngày nay. Cho đến khi mất đi, lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn là dấu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu lịch sử và khoa học. Vậy có gì khiến cho lăng mộ Tần Thủy Hoàng kích thích giới chuyên môn?
|
Ảnh minh họa
|
Chiến binh đất nung
Vẫn có nhiều lời đồn cho rằng Hạng Vũ huy động tới 400 nghìn người để đào lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Thế nhưng sau đó tất cả mọi người đều bị nguyền rủa và chết dưới tay các chiến binh đất nung trong lăng mộ.
Những người giết chết Hạng Vũ bên bờ Ô Giang đều là người Tần và sinh ra tại Quang Trung. Có nhiều giả thuyết cho rằng quân đội này có lời nguyền và giết chết những ai động tay vào mộ Tần Thủy Hoàng.
Thủy ngân dưới cung điện ngầm
Có thủy ngân bên dưới lăng mộ Tần Thủy Hoàng hay không vẫn luôn là chủ đều gây tranh cãi tại Trung Quốc. Theo ghi chép về thủy ngân bắt nguồn từ Sử ký và Hán thư, chưa ai thực sự chứng thực điều đó. Nhiều người cho rằng vào thời điểm đó chưa có hiểu biết nhiều về thủy ngân và không thể nào tìm thấy một lượng thủy ngân lớn đến như vậy để đổ vào lăng mộ.
Thế nhưng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nhà địa chất Thường Dũng và Lý Đồng Tiên từng lấy mẫu và phát hiện ra khu vực trung tâm có hàm lượng thủy ngân cao bất ngờ. Số thủy ngân được xác định diện tích khoảng 12.000m2 và được sử dụng để tạo ra những con sông lớn nhỏ nhằm ngăn chặn những kẻ trộm mộ.
Thi thể Tần Thủy Hoàng còn nguyên vẹn hay không?
Từng có thi thể được khai quật vào thời nhà Hán được bảo quản tốt trong vòng 200 năm khiến các nhà nghiên cứu không khỏi bất ngờ. Mà thời đại nhà Hán và Tần cách nhau không qua xa, nhà Hán đã có thể làm được điều đó nên nhiều người tin rằng Tần Thủy Hoàng cũng có thể làm điều tương tự cho chính mình. Nhiều người tin rằng thi thể của ông vẫn được bảo quản một cách nguyên vẹn. Thế nhưng theo sử chép Tần Thủy Hoàng chết khi trên đường tuần du, thi thể của ông không được xử lý kịp thời nên có nhiều xác suất thi hài không được bảo vệ nguyên vẹn.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng sâu mức nào
Theo dữ liệu của các nhà khảo cổ học, chiều dài thực tế của cung điện dưới lòng đất lăng mộ là 260m, từ Đông sang Tây và 160m từ Bắc xuống Nam, với tổng diện tích là 41.600m2. Cung điện dưới lòng đất của Tần Thủy Hoàng là cung điện ngầm lớn nhất trong các triều đại Tần và Hán, quy mô của nó tương đương với năm sân bóng đá quốc tế.
Thiêu đốt chiến binh đất nung
Khi khai quật lăng mộ, người ta tìm thấy một vài vết tích lớn lửa cháy. Có 2 luồng ý kiến về điều này một là trong hố của các chiến binh đất nung có gỗ và các chất hữu cơ khác, theo thời gian tạo ra khí metan và tự bốc cháy. Hai là, do con người tạo ra.
Sau đó người ta còn phát hiện nhiều khu vực hành lang bị biến dạng, bạc màu và có nơi bị cháy khiến các chiến binh đất nung bị vỡ thành từng mảnh. Người bị nghi ngờ nhiều nhất là Hạng Vũ do ông có mối hận sâu sắc với Tần Thủy Hoàng.