Tấm vải liệm thành Turin được hàng tỷ tín đồ Cơ Đốc giáo coi là tấm vải dùng để liệm xác và lưu giữ hình ảnh Chúa Jesus. Chính vì vậy, nó trở thành một trong những biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất thế giới.Vào năm 1969, nhóm 33 nhà khoa học do Mỹ dẫn đầu được phép kiểm tra trực tiếp tấm vải nên đã thực hiện một số xét nghiệm. Trong số này, các chuyên gia đã chụp được ảnh âm bản của tấm vải liệm thành Turin.Điều đáng chú ý là ảnh âm bản của tấm vải liệm thành Turin có dáng người đàn ông râu quai nón, người đầy vết tra tấn được cho là Chúa Jesus.Trước sự việc kỳ lạ này, giới chuyên gia tiến hành nghiên cứu sâu hơn để lý giải nó. Kết quả kiểm tra cho thấy tấm vải liệm không có dấu hiệu của sự tác động do con người làm.Đến năm 1988, Tòa Thánh Vatican cho phép các nhà khoa học kiểm tra tấm vải bằng phương pháp đồng vị phóng xạ carbon 14.Khi ấy, 3 phòng thí nghiệm khác nhau thuộc Đại học Oxford, Đại học Arizona và Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ cùng tiến hành kiểm tra niên đại của tấm vải liệm.Kết quả kiểm tra cho thấy tấm vải liệm có từ giữa năm 1260-1390. Theo đó, hiện vật này xuất hiện hơn 1.000 năm sau khi Chúa Jesus qua đời.Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia cảm thấy "đau đầu" không thể lý giải là cách hình ảnh trên tấm vải xuất hiện.Mặc dù đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tái hiện hình ảnh giống như cách nó được in trên tấm vải liệm thành Turin nhưng các chuyên gia đều thất bại.Chính vì vậy, tính xác thực của tấm vải trở thành chủ đề tranh luận không có hồi kết suốt nhiều năm. Mặc dù Tòa Thánh Vatican không đưa ra thông báo chính thức nào về tính xác thực của tấm vải nhưng các tín đồ tin vào Chúa Jesus vẫn coi nó đóng vai trò tâm linh quan trọng.
Tấm vải liệm thành Turin được hàng tỷ tín đồ Cơ Đốc giáo coi là tấm vải dùng để liệm xác và lưu giữ hình ảnh Chúa Jesus. Chính vì vậy, nó trở thành một trong những biểu tượng tôn giáo thiêng liêng nhất thế giới.
Vào năm 1969, nhóm 33 nhà khoa học do Mỹ dẫn đầu được phép kiểm tra trực tiếp tấm vải nên đã thực hiện một số xét nghiệm. Trong số này, các chuyên gia đã chụp được ảnh âm bản của tấm vải liệm thành Turin.
Điều đáng chú ý là ảnh âm bản của tấm vải liệm thành Turin có dáng người đàn ông râu quai nón, người đầy vết tra tấn được cho là Chúa Jesus.
Trước sự việc kỳ lạ này, giới chuyên gia tiến hành nghiên cứu sâu hơn để lý giải nó. Kết quả kiểm tra cho thấy tấm vải liệm không có dấu hiệu của sự tác động do con người làm.
Đến năm 1988, Tòa Thánh Vatican cho phép các nhà khoa học kiểm tra tấm vải bằng phương pháp đồng vị phóng xạ carbon 14.
Khi ấy, 3 phòng thí nghiệm khác nhau thuộc Đại học Oxford, Đại học Arizona và Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ cùng tiến hành kiểm tra niên đại của tấm vải liệm.
Kết quả kiểm tra cho thấy tấm vải liệm có từ giữa năm 1260-1390. Theo đó, hiện vật này xuất hiện hơn 1.000 năm sau khi Chúa Jesus qua đời.
Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia cảm thấy "đau đầu" không thể lý giải là cách hình ảnh trên tấm vải xuất hiện.
Mặc dù đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm tái hiện hình ảnh giống như cách nó được in trên tấm vải liệm thành Turin nhưng các chuyên gia đều thất bại.
Chính vì vậy, tính xác thực của tấm vải trở thành chủ đề tranh luận không có hồi kết suốt nhiều năm. Mặc dù Tòa Thánh Vatican không đưa ra thông báo chính thức nào về tính xác thực của tấm vải nhưng các tín đồ tin vào Chúa Jesus vẫn coi nó đóng vai trò tâm linh quan trọng.