Các chuyên gia khảo cổ ở Viện bảo tàng Cố Cung tin chắc cung điện xa hoa của Hốt Tất Liệt ( cháu nội Thành Cát Tư Hãn) dưới thời nhà Nguyên (1271-1368) không nằm tại địa điểm gần Tử Cấm Thành mà ở ngay dưới chân công trình nổi tiếng nhất Bắc Kinh.Trong buổi họp báo, nhóm chuyên gia cho biết họ tìm thấy nền móng nơi ở của hoàng tộc có niên đại 700 năm ở tầng dưới cùng một khu vực khai quật nằm giữa Tử Cấm Thành.Tổ hợp công trình trong Tử Cấm Thành được xây từ năm 1406 đến 1420, là hoàng cung của triều Minh (1368 - 1644) và sau đó là triều Thanh cho đến năm 1912.Các nhà khảo cổ bắt đầu tiến hành một loạt cuộc khai quật ở trung tâm tổ hợp vào năm 2014 với hy vọng hiểu rõ hơn về lịch sử công trình.Một trong những địa điểm khai quật có 4 tầng móng, gồm tầng móng nhà Thanh ở trên cùng, tiếp đó là tầng móng ở cuối và đầu thời nhà Minh, tầng móng của nhà Nguyên nằm ở cuối cùng.Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ học, ngay cả khi phát hiện được vị trí tọa lạc của cung điện nhà Nguyên, nhưng công tác khai quật, tiến hành đào xới đất lại không được phép, nên quá trình nghiên cứu và ghép nối những mảnh ghép để kết nối những bằng chứng về công trình này có thể mất nhiều thời gian chờ đợi và thu thập.Marco Polo, nhà thám hiểm nổi tiêng phương Tây gốc Venezia (Ý), người từng có cơ hội đặt chân tới Trung Quốc vào thế kỷ 13, cho biết, cung điện của Hốt Tất Liệt là "cung điện to lớn nhất".Ông Marco Polo từng viết trong tập du ký của mình rằng: "Cung điện được làm bằng gỗ, được kết nối nhờ 200 dây lụa và có thể dễ dàng tháo dỡ và vận chuyển khi hoàng đế vi hành".Tờ South China Morning Post (SCMP) mô tả, những bức tường được "phủ bằng vàng và bạc, sảnh chính trong cung điện lớn tới mức có thể dễ dàng chứa được tới 6.000 người dùng yến tiệc".Những bằng chứng trên cho thấy, có thể cung điện của Hốt Tất Liệt rất rộng lớn và vô cùng xa hoa. Nhiều chuyên gia cho rằng, cung điện này đã bị những người thợ thời nhà Minh phá bỏ để xây dựng Tử Cấm Thành.Hốt Tất Liệt (1215-1294) là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa.Ông là cháu nội của nhà quân sự tài ba Thành Cát Tư Hãn (người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ), và được nhiều người coi là một người cai trị khôn ngoan.>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (Nguồn: VTV4).
Các chuyên gia khảo cổ ở Viện bảo tàng Cố Cung tin chắc cung điện xa hoa của Hốt Tất Liệt ( cháu nội Thành Cát Tư Hãn) dưới thời nhà Nguyên (1271-1368) không nằm tại địa điểm gần Tử Cấm Thành mà ở ngay dưới chân công trình nổi tiếng nhất Bắc Kinh.
Trong buổi họp báo, nhóm chuyên gia cho biết họ tìm thấy nền móng nơi ở của hoàng tộc có niên đại 700 năm ở tầng dưới cùng một khu vực khai quật nằm giữa Tử Cấm Thành.
Tổ hợp công trình trong Tử Cấm Thành được xây từ năm 1406 đến 1420, là hoàng cung của triều Minh (1368 - 1644) và sau đó là triều Thanh cho đến năm 1912.
Các nhà khảo cổ bắt đầu tiến hành một loạt cuộc khai quật ở trung tâm tổ hợp vào năm 2014 với hy vọng hiểu rõ hơn về lịch sử công trình.
Một trong những địa điểm khai quật có 4 tầng móng, gồm tầng móng nhà Thanh ở trên cùng, tiếp đó là tầng móng ở cuối và đầu thời nhà Minh, tầng móng của nhà Nguyên nằm ở cuối cùng.
Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ học, ngay cả khi phát hiện được vị trí tọa lạc của cung điện nhà Nguyên, nhưng công tác khai quật, tiến hành đào xới đất lại không được phép, nên quá trình nghiên cứu và ghép nối những mảnh ghép để kết nối những bằng chứng về công trình này có thể mất nhiều thời gian chờ đợi và thu thập.
Marco Polo, nhà thám hiểm nổi tiêng phương Tây gốc Venezia (Ý), người từng có cơ hội đặt chân tới Trung Quốc vào thế kỷ 13, cho biết, cung điện của Hốt Tất Liệt là "cung điện to lớn nhất".
Ông Marco Polo từng viết trong tập du ký của mình rằng: "Cung điện được làm bằng gỗ, được kết nối nhờ 200 dây lụa và có thể dễ dàng tháo dỡ và vận chuyển khi hoàng đế vi hành".
Tờ South China Morning Post (SCMP) mô tả, những bức tường được "phủ bằng vàng và bạc, sảnh chính trong cung điện lớn tới mức có thể dễ dàng chứa được tới 6.000 người dùng yến tiệc".
Những bằng chứng trên cho thấy, có thể cung điện của Hốt Tất Liệt rất rộng lớn và vô cùng xa hoa. Nhiều chuyên gia cho rằng, cung điện này đã bị những người thợ thời nhà Minh phá bỏ để xây dựng Tử Cấm Thành.
Hốt Tất Liệt (1215-1294) là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Ông là cháu nội của nhà quân sự tài ba Thành Cát Tư Hãn (người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ), và được nhiều người coi là một người cai trị khôn ngoan.
>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (Nguồn: VTV4).