Hốt Tất Liệt là cháu nội Thành Cát Tư Hãn, luôn được Thành Cát Tư Hãn yêu thương. Tuy nhiên, việc Thành Cát Tư Hãn ưu ái Hốt Tất Liệt vô tình lại khiến cho ông bị ganh ghét. Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền kế vị cùng với anh em của mình. Cuối cùng, Hốt Tất Liệt đã chiến thắng và lên ngôi, trở thành Đại Hãn của Mông Cổ.Hốt Tất Liệt có nhiều thê và thiếp. Trong đó, có Đại hoàng hậu là Thiếp Cổ Luân, Đệ nhị Oát nhĩ đóa là Hoàng hậu Sát Tất, thụy hiệu là Chiêu Duệ Thuận Thánh hoàng hậu và Hoàng hậu Nam Tất. Ngoài ra còn có Đệ tam Oát nhĩ đóa, Đệ tứ Oát nhĩ đóa…Hốt Tất Liệt có tổng cộng 21 người con, trong đó có các hoàng tử là Đóa Nhân Chỉ, Chân Kim, Mang Ca Lạt, Na Mộc Hãn, Hốt Ca Xích, Ái Nha Xích, Áo Đô Xích, Khoát Khoát Xuất, Hốt Đô Lỗ Thiếp Mộc Nhân, Thiết Miệt Xích. Ngoài ra, ông có 7 hoàng nữ là Nguyệt Liệt, Ngô Lỗ Chân, Trà Luân, Hoàn Trạch, Nang Gia Chân, Hốt Đô Lỗ Kiên Mễ Thất và một công chúa chưa rõ danh tính.Không chỉ được hậu thế nhắc tới nhờ tài năng lãnh đạo mà vị vua này còn được biết tới bởi những bí ẩn xung quanh cuộc đời mình.1. Bí ẩn về Hốt Thốc Luân - Nữ chiến binh khiến Hốt Tất Liệt ám ảnh. Hốt Thốc Luân còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Aigiarne, Khotol Tsagaan hay Aiyurug (đều có nghĩa là Ánh trăng). Hốt Thốc Luân sinh vào khoảng từ 1260 đến 1270. Cha của bà là Hải Đô, là cháu của Oa Khoát Đài và cũng là một người anh em họ của Hốt Tất Liệt.Hốt Thốc Luân chọn cách sống du mục như tổ tiên của bà. Bà được cha dạy đấu vật, cưỡi ngựa, bắn cung. Trong sử sách cũng đề cập rằng bà được coi là nữ chiến binh Mông Cổ xuất sắc nhất. Không chỉ giỏi võ nghệ, Hốt Thốc Luân còn có tài thao lược, cha của bà cũng thường xuyên tham khảo ý kiến của bà khi có việc quân.Trong một trận đánh với quân của Hốt Tất Liệt, bà đã nhanh chóng bắn hạ 3 đại tướng địch giúp cho quân của cha mình chiếm lại một số vùng đất trọng yếu của Tân Cương. Bà là nỗi ám ảnh một đời của vị vua nhà Nguyên.Thậm chí những năm cuối đời, Hốt Tất Liệt đã từng treo thưởng tới 10 vạn lượng vàng cùng 1000 con ngựa chiến cho bất cứ ai lấy được đầu của Hốt Thốc Luân. Có tới 7 sát thủ được cử tới để ám sát bà nhưng tất cả đều bị Hốt Thốc Luân đánh bại và bắt làm tù binh.2. 3 người Hán quan trọng giúp Hốt Tất Liệt thống nhất thiên hạ. So với những vị Đại Hãn của Mông Cổ trước đó, Hốt Tất Liệt có tư duy và chiến lược khác biệt. Thay vì bài xích, ông chấp nhận văn hóa và mô hình chính trị của Trung Quốc cổ đại. Ông cũng sử dụng các học giả người Hán, giúp cải cách hệ thống chính trị của Mông Cổ.Tư tưởng tiến bộ của Hốt Tất Liệt có sự góp công lớn 3 học giả người Hán là Lưu Bỉnh Trung, Hứa Hành và Diêu Xu. Sử sách ghi chép lại rằng, họ đều là những người vô cùng uyên bác, tài giỏi, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý.Nhờ họ, Hốt Tất Liệt đã thay đổi đường lối cai trị, tập trung phát triển nông nghiệp, trường học. 3 người cũng khuyên nhủ Hốt Tất Liệt trả lại đất để tránh chiến tranh, chấm dứt nạn giết người bừa bãi để thu phục lòng dân, giúp ông thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên.3. Chú trọng truyền bá tôn giáo. Hốt Tất Liệt trong thời đại trị vì cũng rất chú trọng đến sự phát triển của các tôn giáo. Dù ông là người theo đạo Phật, nhưng ông vẫn cho người mời các sứ giả các nước vào Trung Quốc để truyền bá đạo Kito, đạo Hồi... Nhờ vậy, hoạt động của các tôn giáo trong thời kì này rất phát triển.Qua 5 câu chuyện trên, hậu thế cũng đã ít nhiều hiểu thêm về cuộc đời của vị vua nổi tiếng này.
Mời quý độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn | VOVTV.
Hốt Tất Liệt là cháu nội Thành Cát Tư Hãn, luôn được Thành Cát Tư Hãn yêu thương. Tuy nhiên, việc Thành Cát Tư Hãn ưu ái Hốt Tất Liệt vô tình lại khiến cho ông bị ganh ghét. Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền kế vị cùng với anh em của mình. Cuối cùng, Hốt Tất Liệt đã chiến thắng và lên ngôi, trở thành Đại Hãn của Mông Cổ.
Hốt Tất Liệt có nhiều thê và thiếp. Trong đó, có Đại hoàng hậu là Thiếp Cổ Luân, Đệ nhị Oát nhĩ đóa là Hoàng hậu Sát Tất, thụy hiệu là Chiêu Duệ Thuận Thánh hoàng hậu và Hoàng hậu Nam Tất. Ngoài ra còn có Đệ tam Oát nhĩ đóa, Đệ tứ Oát nhĩ đóa…
Hốt Tất Liệt có tổng cộng 21 người con, trong đó có các hoàng tử là Đóa Nhân Chỉ, Chân Kim, Mang Ca Lạt, Na Mộc Hãn, Hốt Ca Xích, Ái Nha Xích, Áo Đô Xích, Khoát Khoát Xuất, Hốt Đô Lỗ Thiếp Mộc Nhân, Thiết Miệt Xích. Ngoài ra, ông có 7 hoàng nữ là Nguyệt Liệt, Ngô Lỗ Chân, Trà Luân, Hoàn Trạch, Nang Gia Chân, Hốt Đô Lỗ Kiên Mễ Thất và một công chúa chưa rõ danh tính.
Không chỉ được hậu thế nhắc tới nhờ tài năng lãnh đạo mà vị vua này còn được biết tới bởi những bí ẩn xung quanh cuộc đời mình.
1. Bí ẩn về Hốt Thốc Luân - Nữ chiến binh khiến Hốt Tất Liệt ám ảnh. Hốt Thốc Luân còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Aigiarne, Khotol Tsagaan hay Aiyurug (đều có nghĩa là Ánh trăng). Hốt Thốc Luân sinh vào khoảng từ 1260 đến 1270. Cha của bà là Hải Đô, là cháu của Oa Khoát Đài và cũng là một người anh em họ của Hốt Tất Liệt.
Hốt Thốc Luân chọn cách sống du mục như tổ tiên của bà. Bà được cha dạy đấu vật, cưỡi ngựa, bắn cung. Trong sử sách cũng đề cập rằng bà được coi là nữ chiến binh Mông Cổ xuất sắc nhất. Không chỉ giỏi võ nghệ, Hốt Thốc Luân còn có tài thao lược, cha của bà cũng thường xuyên tham khảo ý kiến của bà khi có việc quân.
Trong một trận đánh với quân của Hốt Tất Liệt, bà đã nhanh chóng bắn hạ 3 đại tướng địch giúp cho quân của cha mình chiếm lại một số vùng đất trọng yếu của Tân Cương. Bà là nỗi ám ảnh một đời của vị vua nhà Nguyên.
Thậm chí những năm cuối đời, Hốt Tất Liệt đã từng treo thưởng tới 10 vạn lượng vàng cùng 1000 con ngựa chiến cho bất cứ ai lấy được đầu của Hốt Thốc Luân. Có tới 7 sát thủ được cử tới để ám sát bà nhưng tất cả đều bị Hốt Thốc Luân đánh bại và bắt làm tù binh.
2. 3 người Hán quan trọng giúp Hốt Tất Liệt thống nhất thiên hạ. So với những vị Đại Hãn của Mông Cổ trước đó, Hốt Tất Liệt có tư duy và chiến lược khác biệt. Thay vì bài xích, ông chấp nhận văn hóa và mô hình chính trị của Trung Quốc cổ đại. Ông cũng sử dụng các học giả người Hán, giúp cải cách hệ thống chính trị của Mông Cổ.
Tư tưởng tiến bộ của Hốt Tất Liệt có sự góp công lớn 3 học giả người Hán là Lưu Bỉnh Trung, Hứa Hành và Diêu Xu. Sử sách ghi chép lại rằng, họ đều là những người vô cùng uyên bác, tài giỏi, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý.
Nhờ họ, Hốt Tất Liệt đã thay đổi đường lối cai trị, tập trung phát triển nông nghiệp, trường học. 3 người cũng khuyên nhủ Hốt Tất Liệt trả lại đất để tránh chiến tranh, chấm dứt nạn giết người bừa bãi để thu phục lòng dân, giúp ông thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên.
3. Chú trọng truyền bá tôn giáo. Hốt Tất Liệt trong thời đại trị vì cũng rất chú trọng đến sự phát triển của các tôn giáo. Dù ông là người theo đạo Phật, nhưng ông vẫn cho người mời các sứ giả các nước vào Trung Quốc để truyền bá đạo Kito, đạo Hồi... Nhờ vậy, hoạt động của các tôn giáo trong thời kì này rất phát triển.
Qua 5 câu chuyện trên, hậu thế cũng đã ít nhiều hiểu thêm về cuộc đời của vị vua nổi tiếng này.