Di tích lầu Bảo Đại, còn gọi là biệt điện Cầu Đá là một cụm năm toà biệt thự cổ mang dấu ấn của cựu hoàng Bảo Đại, toạ lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), thành phố Nha Trang. Ảnh: Toàn cảnh khu vực đỉnh núi Chụt với biệt thự Xương Rồng ở phía xa.Các toà biệt thự ở nơi đây được xây dựng năm 1923 để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, có tên lần lượt là: Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Hoa Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (Cây Bàng). Ảnh: Biệt thự Hoa Giấy.Năm ngôi biệt thự có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh, được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật hoa viên. Ảnh: Những lối đi trong khu biệt thự.Sau khi khánh thành 5 biệt thự này, người Pháp tiến hành xây Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925. Chủ nhân đầu tiên của biệt thự Xương Rồng chính là tiến sĩ người Ðức Krempt - vị giám đốc đầu tiên của Viện Hải dương học Nha Trang. Ảnh: Biệt thự Xương Rồng.Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ, lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển nên cái tên lầu Bảo Đại có từ đó. Ảnh: Biệt thự Bông Sứ.Sau năm 1954, gia đình ông Ngô Ðình Diệm là chủ nhân mới của 2 biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Ảnh: Biệt thự Xương Rồng.Vào thời điếm đó, bà Trần Lệ Xuân đã đặt cho biệt thự Xương Rồng tên mới là Nghinh Phong, biệt thự Bông Sứ là Vọng Nguyệt. Ảnh: Biệt thự Vọng Nguyệt.Biệt thự Nghinh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao 2 tầng. Từ sân trước của biệt thự có 2 đường vòng theo 2 hướng xuống chân đồi, đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm "Hoàng hậu". Ảnh: Biệt thự Nghinh Phong.Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ 2 cũng cao 2 tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách, tầng trên là nơi nghỉ của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Ảnh: Biệt thự Vọng Nguyệt.Từ các khoảng sân trong khuôn viên lầu Bảo Đại có thể nhìn rõ toàn cảnh Nha Trang ở nhiều góc độ khác nhau.Sau năm 1975, được chính quyền mới tiếp quản, lầu Bảo Ðại từ một chốn "cấm cung" đã mở cửa đón và phục vụ khách ăn, nghỉ, tham quan. Ảnh: Nội thất của biệt thự Nghinh Phong.Ngày nay, lầu Bảo Đại là một điểm du lịch nổi tiếng của TP Nha Trang. Ảnh: Thành phố Nha Trang nhìn từ lầu Bảo Đại. Tuy nhiên, dư luận hiện đang rất bức xức trước thông tin các biệt thự tại khu di tích lầu Bảo Đại (đường Trần Phú, TP Nha Trang, Khánh Hòa) gồm Xương Rồng, Hoa Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vỹ và Cây Bàng đang bị xuống cấp nghiêm trọng vì chưa có biện pháp bảo tồn, trong khi đó tỉnh lại giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án khu du lịch resort nghỉ dưỡng 5 sao tại đây khiến cảnh quan bị phá nát nghiêm trọng.
Di tích lầu Bảo Đại, còn gọi là biệt điện Cầu Đá là một cụm năm toà biệt thự cổ mang dấu ấn của cựu hoàng Bảo Đại, toạ lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), thành phố Nha Trang. Ảnh: Toàn cảnh khu vực đỉnh núi Chụt với biệt thự Xương Rồng ở phía xa.
Các toà biệt thự ở nơi đây được xây dựng năm 1923 để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, có tên lần lượt là: Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Hoa Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (Cây Bàng). Ảnh: Biệt thự Hoa Giấy.
Năm ngôi biệt thự có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh, được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật hoa viên. Ảnh: Những lối đi trong khu biệt thự.
Sau khi khánh thành 5 biệt thự này, người Pháp tiến hành xây Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925. Chủ nhân đầu tiên của biệt thự Xương Rồng chính là tiến sĩ người Ðức Krempt - vị giám đốc đầu tiên của Viện Hải dương học Nha Trang. Ảnh: Biệt thự Xương Rồng.
Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ, lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển nên cái tên lầu Bảo Đại có từ đó. Ảnh: Biệt thự Bông Sứ.
Sau năm 1954, gia đình ông Ngô Ðình Diệm là chủ nhân mới của 2 biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ. Ảnh: Biệt thự Xương Rồng.
Vào thời điếm đó, bà Trần Lệ Xuân đã đặt cho biệt thự Xương Rồng tên mới là Nghinh Phong, biệt thự Bông Sứ là Vọng Nguyệt. Ảnh: Biệt thự Vọng Nguyệt.
Biệt thự Nghinh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao 2 tầng. Từ sân trước của biệt thự có 2 đường vòng theo 2 hướng xuống chân đồi, đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm "Hoàng hậu". Ảnh: Biệt thự Nghinh Phong.
Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ 2 cũng cao 2 tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách, tầng trên là nơi nghỉ của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Ảnh: Biệt thự Vọng Nguyệt.
Từ các khoảng sân trong khuôn viên lầu Bảo Đại có thể nhìn rõ toàn cảnh Nha Trang ở nhiều góc độ khác nhau.
Sau năm 1975, được chính quyền mới tiếp quản, lầu Bảo Ðại từ một chốn "cấm cung" đã mở cửa đón và phục vụ khách ăn, nghỉ, tham quan. Ảnh: Nội thất của biệt thự Nghinh Phong.
Ngày nay, lầu Bảo Đại là một điểm du lịch nổi tiếng của TP Nha Trang. Ảnh: Thành phố Nha Trang nhìn từ lầu Bảo Đại. Tuy nhiên, dư luận hiện đang rất bức xức trước thông tin các biệt thự tại khu di tích lầu Bảo Đại (đường Trần Phú, TP Nha Trang, Khánh Hòa) gồm Xương Rồng, Hoa Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vỹ và Cây Bàng đang bị xuống cấp nghiêm trọng vì chưa có biện pháp bảo tồn, trong khi đó tỉnh lại giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án khu du lịch resort nghỉ dưỡng 5 sao tại đây khiến cảnh quan bị phá nát nghiêm trọng.