Bảo Đại - vị hoàng đế phong kiến cuối cùng của người Việt nổi danh với khối tài sản khổng lồ ông sở hữu lúc còn ở đỉnh cao quyền lực. Loạt 7 biệt điện khủng của Bảo Đại ở Việt Nam là minh chứng cho điều này.1. Lầu Tịnh Minh ở Huế. Trong khuôn viên Cung Diên Thọ ở Hoàng thành Huế ngày nay còn lưu giữ một công trình kiến trúc có lịch sử khá đặc biệt, đó là lầu Tịnh Minh. Tòa nhà này nằm ở phía bên phải Cung Diên Thọ, được xây dựng năm 1927, trên nền của Thông Minh đường - nhà hát cũ trong cung.Đây là một tòa lầu theo lối kiến trúc hiện đại pha lẫn với những yếu tố truyền thống - thể hiện rõ nét qua các họa tiết trang trí theo lối cung đình. Ban đầu lầu Tịnh Minh được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh cho bà Thánh Cung - vợ thứ nhất của vua Khải Định.Năm 1950, công trình được cải tạo làm tư thất của cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đã được tấn phong làm Quốc trưởng. Kể từ đó đến khi bị phế truất năm 1955, mỗi khi trở về Huế, Bảo Đại đều sống tại lầu Tịnh Minh.Ngày nay, tòa dinh thự này là một trong số những công trình được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Hoàng thành Huế.2. Biệt điện Bảo Đại ở Đồ Sơn. Biệt điện Bảo Đại nằm trên đồi Vung, quận Đồ Sơn của TP Hải Phòng vừa là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam.Biệt thự được Toàn quyền Đông Dương Pafquiere cho xây dựng từ năm 1928, với hình bát giác theo kiến trúc Pháp. Sau đó ít lâu, ông Toàn quyền Đông Dương nhượng lại biệt thự cho vua Bảo Đại. Kể từ đó, mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này cùng Nam Phương Hoàng hậu.Biệt thự có diện tích nền rộng gần 1.000m2, nằm trong khuôn viên rộng 3.700m2 ở độ cao 36m so với mặt nước biển. Là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn, từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn.Sau năm 1945, biệt thự bị lãng quên và dần dần xuống cấp theo năm tháng. Đến năm 1984, công trình bắt đầu được phục chế để phục vụ ngành du lịch ở Đồ Sơn.3. Biện điện Bảo Đại bên hồ Lắk. Ở thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có một quả đồi đặc biệt nằm soi bóng xuống mặt hồ Lắk huyền thoại. Ngọn đồi này được người dân trong vùng gọi là đồi Bảo Đại.Men theo con đường xoắn ốc dẫn lên đỉnh đồi, một tòa dinh thự bề thế hiện ra giữa màu xanh của bạt ngàn cây cối. Đó chính là biệt điện hồ Lắk của Bảo Đại. Biệt điện này là một tòa nhà ba tầng tương đối đồ sộ, được xây theo lối kiến trúc hiện đại vào năm 1951 để làm nơi dừng chân khi Quốc trưởng Bảo Đại và gia đình lên Buôn Ma Thuột nghỉ mát và săn bắn.Đích thân Hoàng Hậu Nam Phương chịu trách nhiệm đứng ra cho thi công và trả tiền cho công trình kiến trúc xa hoa nằm giữa vùng hẻo lánh, địa hình hiểm trở này.Biệt điện hồ Lắk từng rơi vào tình trạng hoang phế trong suốt nhiều thập niên. Phải đến đầu những năm 2000 công trình này mới được trùng tu và đưa vào phục vụ du lịch. Ngày nay, biệt điện là một tổ hợp nhà hàng - khách sạn sang trọng, nơi mà âm hưởng của một cuộc sống đế vương vẫn còn hiện hữu sau hơn nửa thế kỷ.4. Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột. Biệt điện Bảo Đại là một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng mà bất cứ ai đến thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng nên ghé qua. Là một tòa nhà bề thế được xây dựng theo kỹ thuật hiện đại nhưng biệt điện vẫn mang những nét rất gần gũi với kiến trúc của đồng bào Tây Nguyên, như nhà sàn của người Êđê hay nhà trệt của người M'Nông.Lịch sử biệt điện bắt đầu từ năm 1926, khi Paul Giran - công sứ pháp tại Đắk Lắk đã cho xây dựng Tòa công sứ bằng gạch và vôi kiên cố. Tòa nhà hoàn thành vào năm 1927. Tháng 11/1947, cựu hoàng Bảo Đại về nước với danh nghĩa là Quốc trưởng. Bảo Đại đã ngụ ở tòa nhà từ tháng 11/1947 đến tháng 5/1948.Từ 1949-1954, Bảo Đại thường xuyên tới đây vào đầu mùa mưa để nghỉ ngơi và săn bắn. Do đó, tòa nhà được người dân gọi là Biệt điện Bảo Đại. Kể từ đó, Biệt điện trở thành cái tên gắn liền với tòa nhà, như Tòa tỉnh trưởng Biệt điện sau 1954, nhà khách Biệt điện sau 1975.Từ năm 1977, Biệt điện được sử dụng làm nhà khách và hiện tại là một phần của bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.5. Dinh 1 Đà Lạt. Nằm trên một đồi thông cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông Nam có một dinh thự cổ tuyệt đẹp, được coi là chứng nhân lịch sử của miền Nam Việt Nam trước 1975. Đó chính là Dinh 1.Công trình kiến trúc tráng lệ này do một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây dựng vào năm 1940 trên khu đất rộng khoảng 60 ha có địa thế đẹp của Đà Lạt. Sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948), cựu hoàng Bảo Đại về nước vào năm 1949, ông đã bỏ ra 500.000 đồng tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự của Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm có nơi làm việc tại Đà Lạt.Năm 1950, Hoàng triều Cương thổ - vùng đất Tây Nguyên hưởng quy chế hành chính đặc biệt với Bảo Đại là hoàng đế được thành lập. Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ và Dinh 1 trở thành "ngự điện" của Bảo Đại, nơi ông đặt bộ máy quản lý “vương quốc” của mình.Từ năm 1956, sau khi lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã tịch thu tài sản của Bảo Đại và các hoàng thân quốc thích. Cuối năm 1958, Dinh I được biến thành tư dinh của Tổng thống. Sau khi Diệm bị đảo chính, nơi đây được dùng làm nơi nghỉ mát của các nguyên thủ quốc gia. Sau năm 1975, Dinh I được giao cho quân đội quản lý. Gần đây, Dinh đã được phục chế để phục vụ du lịch.6. Dinh 3 Đà Lạt. Nằm giữa rừng Ái Ân trên đỉnh ngọn đồi cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam có một dinh thự trang nhã, được coi là một công trình kiến trúc châu Âu đặc sắc bậc nhất thành phố. Đó là Dinh 3, còn được gọi là Biệt điện Bảo Đại.Tòa dinh thự này gồm 25 phòng, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938. Từ năm 1938 - 1945, đây là nơi vua Bảo Đại cùng gia đình đến nghỉ mát, săn bắn vào mỗi mùa hè.Từ năm 1949 - 1954, Bảo Đại cũng sinh sống ở Dinh khi làm Quốc trưởng.Ngày nay, Biệt điện Bảo Đại ở Đà Lạt được bảo tồn gần như nguyên trạng, với rất nhiều vật quý của vị vua này được giữ nguyên như khi ông sống ở đây.7. Lầu Bảo Đại ở Nha Trang. Lầu Bảo Đại, còn gọi là biệt điện Cầu Đá là một cụm năm toà biệt thự cổ mang dấu ấn của cựu hoàng Bảo Đại, toạ lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), thành phố Nha Trang.Được xây dựng năm 1923 để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, các tòa biệt thự ở nơi đây có tên lần lượt là: Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Hoa Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (Cây Bàng).Năm ngôi biệt thự có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh, được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật hoa viên. Sau khi khánh thành 5 biệt thự này, người Pháp tiến hành xây Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925.Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ, lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển nên cái tên lầu Bảo Đại có từ đó.
Bảo Đại - vị hoàng đế phong kiến cuối cùng của người Việt nổi danh với khối tài sản khổng lồ ông sở hữu lúc còn ở đỉnh cao quyền lực. Loạt 7 biệt điện khủng của Bảo Đại ở Việt Nam là minh chứng cho điều này.
1. Lầu Tịnh Minh ở Huế. Trong khuôn viên Cung Diên Thọ ở Hoàng thành Huế ngày nay còn lưu giữ một công trình kiến trúc có lịch sử khá đặc biệt, đó là lầu Tịnh Minh. Tòa nhà này nằm ở phía bên phải Cung Diên Thọ, được xây dựng năm 1927, trên nền của Thông Minh đường - nhà hát cũ trong cung.
Đây là một tòa lầu theo lối kiến trúc hiện đại pha lẫn với những yếu tố truyền thống - thể hiện rõ nét qua các họa tiết trang trí theo lối cung đình. Ban đầu lầu Tịnh Minh được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh cho bà Thánh Cung - vợ thứ nhất của vua Khải Định.
Năm 1950, công trình được cải tạo làm tư thất của cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đã được tấn phong làm Quốc trưởng. Kể từ đó đến khi bị phế truất năm 1955, mỗi khi trở về Huế, Bảo Đại đều sống tại lầu Tịnh Minh.
Ngày nay, tòa dinh thự này là một trong số những công trình được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Hoàng thành Huế.
2. Biệt điện Bảo Đại ở Đồ Sơn. Biệt điện Bảo Đại nằm trên đồi Vung, quận Đồ Sơn của TP Hải Phòng vừa là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa là một di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời vị vua cuối cùng của Việt Nam.
Biệt thự được Toàn quyền Đông Dương Pafquiere cho xây dựng từ năm 1928, với hình bát giác theo kiến trúc Pháp. Sau đó ít lâu, ông Toàn quyền Đông Dương nhượng lại biệt thự cho vua Bảo Đại. Kể từ đó, mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này cùng Nam Phương Hoàng hậu.
Biệt thự có diện tích nền rộng gần 1.000m2, nằm trong khuôn viên rộng 3.700m2 ở độ cao 36m so với mặt nước biển. Là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn, từ nơi đây có thể bao quát toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn.
Sau năm 1945, biệt thự bị lãng quên và dần dần xuống cấp theo năm tháng. Đến năm 1984, công trình bắt đầu được phục chế để phục vụ ngành du lịch ở Đồ Sơn.
3. Biện điện Bảo Đại bên hồ Lắk. Ở thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) có một quả đồi đặc biệt nằm soi bóng xuống mặt hồ Lắk huyền thoại. Ngọn đồi này được người dân trong vùng gọi là đồi Bảo Đại.
Men theo con đường xoắn ốc dẫn lên đỉnh đồi, một tòa dinh thự bề thế hiện ra giữa màu xanh của bạt ngàn cây cối. Đó chính là biệt điện hồ Lắk của Bảo Đại. Biệt điện này là một tòa nhà ba tầng tương đối đồ sộ, được xây theo lối kiến trúc hiện đại vào năm 1951 để làm nơi dừng chân khi Quốc trưởng Bảo Đại và gia đình lên Buôn Ma Thuột nghỉ mát và săn bắn.
Đích thân Hoàng Hậu Nam Phương chịu trách nhiệm đứng ra cho thi công và trả tiền cho công trình kiến trúc xa hoa nằm giữa vùng hẻo lánh, địa hình hiểm trở này.
Biệt điện hồ Lắk từng rơi vào tình trạng hoang phế trong suốt nhiều thập niên. Phải đến đầu những năm 2000 công trình này mới được trùng tu và đưa vào phục vụ du lịch. Ngày nay, biệt điện là một tổ hợp nhà hàng - khách sạn sang trọng, nơi mà âm hưởng của một cuộc sống đế vương vẫn còn hiện hữu sau hơn nửa thế kỷ.
4. Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột. Biệt điện Bảo Đại là một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng mà bất cứ ai đến thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng nên ghé qua. Là một tòa nhà bề thế được xây dựng theo kỹ thuật hiện đại nhưng biệt điện vẫn mang những nét rất gần gũi với kiến trúc của đồng bào Tây Nguyên, như nhà sàn của người Êđê hay nhà trệt của người M'Nông.
Lịch sử biệt điện bắt đầu từ năm 1926, khi Paul Giran - công sứ pháp tại Đắk Lắk đã cho xây dựng Tòa công sứ bằng gạch và vôi kiên cố. Tòa nhà hoàn thành vào năm 1927. Tháng 11/1947, cựu hoàng Bảo Đại về nước với danh nghĩa là Quốc trưởng. Bảo Đại đã ngụ ở tòa nhà từ tháng 11/1947 đến tháng 5/1948.
Từ 1949-1954, Bảo Đại thường xuyên tới đây vào đầu mùa mưa để nghỉ ngơi và săn bắn. Do đó, tòa nhà được người dân gọi là Biệt điện Bảo Đại. Kể từ đó, Biệt điện trở thành cái tên gắn liền với tòa nhà, như Tòa tỉnh trưởng Biệt điện sau 1954, nhà khách Biệt điện sau 1975.
Từ năm 1977, Biệt điện được sử dụng làm nhà khách và hiện tại là một phần của bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.
5. Dinh 1 Đà Lạt. Nằm trên một đồi thông cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông Nam có một dinh thự cổ tuyệt đẹp, được coi là chứng nhân lịch sử của miền Nam Việt Nam trước 1975. Đó chính là Dinh 1.
Công trình kiến trúc tráng lệ này do một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây dựng vào năm 1940 trên khu đất rộng khoảng 60 ha có địa thế đẹp của Đà Lạt. Sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948), cựu hoàng Bảo Đại về nước vào năm 1949, ông đã bỏ ra 500.000 đồng tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự của Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm có nơi làm việc tại Đà Lạt.
Năm 1950, Hoàng triều Cương thổ - vùng đất Tây Nguyên hưởng quy chế hành chính đặc biệt với Bảo Đại là hoàng đế được thành lập. Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ và Dinh 1 trở thành "ngự điện" của Bảo Đại, nơi ông đặt bộ máy quản lý “vương quốc” của mình.
Từ năm 1956, sau khi lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã tịch thu tài sản của Bảo Đại và các hoàng thân quốc thích. Cuối năm 1958, Dinh I được biến thành tư dinh của Tổng thống. Sau khi Diệm bị đảo chính, nơi đây được dùng làm nơi nghỉ mát của các nguyên thủ quốc gia. Sau năm 1975, Dinh I được giao cho quân đội quản lý. Gần đây, Dinh đã được phục chế để phục vụ du lịch.
6. Dinh 3 Đà Lạt. Nằm giữa rừng Ái Ân trên đỉnh ngọn đồi cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam có một dinh thự trang nhã, được coi là một công trình kiến trúc châu Âu đặc sắc bậc nhất thành phố. Đó là Dinh 3, còn được gọi là Biệt điện Bảo Đại.
Tòa dinh thự này gồm 25 phòng, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938. Từ năm 1938 - 1945, đây là nơi vua Bảo Đại cùng gia đình đến nghỉ mát, săn bắn vào mỗi mùa hè.
Từ năm 1949 - 1954, Bảo Đại cũng sinh sống ở Dinh khi làm Quốc trưởng.
Ngày nay, Biệt điện Bảo Đại ở Đà Lạt được bảo tồn gần như nguyên trạng, với rất nhiều vật quý của vị vua này được giữ nguyên như khi ông sống ở đây.
7. Lầu Bảo Đại ở Nha Trang. Lầu Bảo Đại, còn gọi là biệt điện Cầu Đá là một cụm năm toà biệt thự cổ mang dấu ấn của cựu hoàng Bảo Đại, toạ lạc trên đỉnh núi Chụt (núi Cảnh Long), thành phố Nha Trang.
Được xây dựng năm 1923 để làm nơi ăn ở cho các nhà Hải dương học, các tòa biệt thự ở nơi đây có tên lần lượt là: Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Hoa Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (Cây Bàng).
Năm ngôi biệt thự có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh, được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật hoa viên. Sau khi khánh thành 5 biệt thự này, người Pháp tiến hành xây Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925.
Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ, lấy việc câu cá, ngắm biển làm thú tiêu khiển nên cái tên lầu Bảo Đại có từ đó.