Tháng Giêng năm 1994, trong đợt chỉnh trang các khu nghĩa địa và khu gò mả nhỏ lẻ cho phù hợp với kiến trúc đô thị chung, nhiều công nhân bắt đầu tiến hành khai quật 16 ngôi mộ nằm riêng lẻ trong khu xóm Cải, quận 5.Những ngôi mộ khác được tiến hành bình thường, cho đến khi nhóm công nhân chạm phải ngôi mộ nằm trong khuôn viên cả trăm mét vuông với kết cấu chắc chắn như một ngôi đình.Tư liệu lịch sử của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. HCM ghi chép rất tỉ mỉ về kết cấu ngôi mộ này. Vòng thành mộ hình chữ nhật có kích thước dài 10m, ngang 6m, cao 1,2m, dày 0,8m. Cổng tam quan có hình mặt tròn, trang trí búp sen trên đầu cột.Cổng cao 1,4m, rộng 0,8m và cao 0,6m được xây dựng có mái vòm cong lót giả ngói ống trang trí hình rồng. Sân thờ là khoảng đất rộng có chiều dài 6m và ngang 4m…Tiến hành khai quật bằng cách san phẳng gò mộ, giới khảo cổ phát hiện 2 huyệt mộ. Bao gồm một huyệt mộ nam và một huyệt mộ nữ. Phần chính yếu là một bọc dài lớn cuốn bằng lụa và gấm, có 9 dây vải cũng thắt 9 nút. Tiến hành tháo mở lớp vải này, giới khảo cổ phát hiện xác ướp của người phụ nữ hầu như còn vẹn nguyên, tóc vẫn còn đen mun.Duy có điều, nhãn cầu và sụn mũi đã bị phân hủy, da và các khớp, cơ… vẫn còn mềm có màu tái xanh. Phía dưới chân người phụ nữ này còn đi hài bằng vải bố thêu kim tuyến, bên cạnh là một đôi hài khác.Xác ướp được quấn hàng chục lớp vải may theo kiểu vừa áo vừa quần bằng lụa và gấm, áo rộng cài khuy chéo. Khuy được làm bằng mã não và kim loại mạ vàng.Trên cổ xác ướp này có một xâu chuỗi làm bằng hạt bồ đề, một túi nhỏ bằng gấm bên trong có phong bì đựng 3 tờ giấy viết chữ Hán, bao gồm 1 tờ ghi chép bài chú Vãng sanh Tịnh độ, một tờ ghi tên năm vị Phật và một tờ giấy khác với ngữ nghĩa chỉ việc quy y. Trên hai cổ tay của xác ướp có đeo 2 vòng kim loại bằng vàng.Theo nhiều nghiên cứu lịch sử, đây là xác ướp của bà Nguyễn Thị Hiệu, được coi là hoàng thân quốc thích của vua Gia Long (Nguyễn Ánh, 1762 - 1820). Việc bảo quản xác ướp bà Hiệu là nhằm kéo dài tuần lễ ma chay, điều chỉ được thực hiện ở các tầng lớp trên, dành cho hoàng thân quốc thích.Khi mới khai quật, sự hoàn hảo của xác ướp đã khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên. Các khớp xương của bà Hiệu vẫn co duỗi linh hoạt, cơ thể bà chỉ bị teo lại chút ít, chưa có dấu hiệu phân hủy.Cơ thể mảnh mai, bàn tay nhỏ nhắn của xác ướp khiến các nhà khoa học nhận định lúc sinh thời bà đã có một cuộc sống an nhàn, không phải lao động vất vả. Điều này phù hợp với địa vị quý tộc của bà.Xác ướp bà Nguyễn Thị Hiệu là một trong những xác ướp nguyên vẹn nhất được phát hiện ở Việt Nam một thế kỷ qua. Đây là minh chứng cho nghệ thuật ướp xác đạt đến trình độ cao của người Việt trong quá khứ.Mời các bạn xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV
Tháng Giêng năm 1994, trong đợt chỉnh trang các khu nghĩa địa và khu gò mả nhỏ lẻ cho phù hợp với kiến trúc đô thị chung, nhiều công nhân bắt đầu tiến hành khai quật 16 ngôi mộ nằm riêng lẻ trong khu xóm Cải, quận 5.
Những ngôi mộ khác được tiến hành bình thường, cho đến khi nhóm công nhân chạm phải ngôi mộ nằm trong khuôn viên cả trăm mét vuông với kết cấu chắc chắn như một ngôi đình.
Tư liệu lịch sử của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP. HCM ghi chép rất tỉ mỉ về kết cấu ngôi mộ này. Vòng thành mộ hình chữ nhật có kích thước dài 10m, ngang 6m, cao 1,2m, dày 0,8m. Cổng tam quan có hình mặt tròn, trang trí búp sen trên đầu cột.
Cổng cao 1,4m, rộng 0,8m và cao 0,6m được xây dựng có mái vòm cong lót giả ngói ống trang trí hình rồng. Sân thờ là khoảng đất rộng có chiều dài 6m và ngang 4m…
Tiến hành khai quật bằng cách san phẳng gò mộ, giới khảo cổ phát hiện 2 huyệt mộ. Bao gồm một huyệt mộ nam và một huyệt mộ nữ. Phần chính yếu là một bọc dài lớn cuốn bằng lụa và gấm, có 9 dây vải cũng thắt 9 nút. Tiến hành tháo mở lớp vải này, giới khảo cổ phát hiện xác ướp của người phụ nữ hầu như còn vẹn nguyên, tóc vẫn còn đen mun.
Duy có điều, nhãn cầu và sụn mũi đã bị phân hủy, da và các khớp, cơ… vẫn còn mềm có màu tái xanh. Phía dưới chân người phụ nữ này còn đi hài bằng vải bố thêu kim tuyến, bên cạnh là một đôi hài khác.
Xác ướp được quấn hàng chục lớp vải may theo kiểu vừa áo vừa quần bằng lụa và gấm, áo rộng cài khuy chéo. Khuy được làm bằng mã não và kim loại mạ vàng.
Trên cổ xác ướp này có một xâu chuỗi làm bằng hạt bồ đề, một túi nhỏ bằng gấm bên trong có phong bì đựng 3 tờ giấy viết chữ Hán, bao gồm 1 tờ ghi chép bài chú Vãng sanh Tịnh độ, một tờ ghi tên năm vị Phật và một tờ giấy khác với ngữ nghĩa chỉ việc quy y. Trên hai cổ tay của xác ướp có đeo 2 vòng kim loại bằng vàng.
Theo nhiều nghiên cứu lịch sử, đây là xác ướp của bà Nguyễn Thị Hiệu, được coi là hoàng thân quốc thích của vua Gia Long (Nguyễn Ánh, 1762 - 1820). Việc bảo quản xác ướp bà Hiệu là nhằm kéo dài tuần lễ ma chay, điều chỉ được thực hiện ở các tầng lớp trên, dành cho hoàng thân quốc thích.
Khi mới khai quật, sự hoàn hảo của xác ướp đã khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên. Các khớp xương của bà Hiệu vẫn co duỗi linh hoạt, cơ thể bà chỉ bị teo lại chút ít, chưa có dấu hiệu phân hủy.
Cơ thể mảnh mai, bàn tay nhỏ nhắn của xác ướp khiến các nhà khoa học nhận định lúc sinh thời bà đã có một cuộc sống an nhàn, không phải lao động vất vả. Điều này phù hợp với địa vị quý tộc của bà.
Xác ướp bà Nguyễn Thị Hiệu là một trong những xác ướp nguyên vẹn nhất được phát hiện ở Việt Nam một thế kỷ qua. Đây là minh chứng cho nghệ thuật ướp xác đạt đến trình độ cao của người Việt trong quá khứ.