Vào tháng 6/1812, hoàng đế Napoleon chỉ huy quân đội Pháp tấn công xâm lược Nga. Theo một số tài liệu, ông hoàng nước Pháp triển khai hơn 600.000 quân.Tuy nhiên, chiến dịch quân sự tại Nga không diễn ra theo dự định của hoàng đế Napoleon. Dù ban đầu đội quân của ông liên tiếp giành được thắng lợi nhưng về sau rơi vào tình thế bất lợi.Đặc biệt, trong trận Berezina xảy ra vào tháng 11/1812, quân đội Pháp thất bại và buộc phải tháo chạy khỏi Nga. Lúc này, đội quân của Napoleon chỉ còn khoảng 20.000 - 30.000 người.Điều này có nghĩa gần 90% quân số của hoàng đế Napoleon thương vong trong cuộc xâm lược Nga. Một số chuyên gia cho rằng, "thủ phạm" chính khiến ông hoàng nước Pháp thất bại là vì thời tiết mùa Đông khắc nghiệt. Do không có sự chuẩn bị đầy đủ để đối phó với thời tiết lạnh giá nên quân đội Pháp từng bước bị đánh bại.Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng, thời tiết mùa Đông lạnh giá ở nước Nga không phải là "thủ phạm" chính dẫn đến thất bại của Napoleon.Theo quan điểm này, Napoleon đã tính toán sai lầm cho cuộc xâm lược nước Nga. Cụ thể, ông hoàng nước Pháp chỉ chuẩn bị lương thực đủ dùng cho 24 ngày. Điều này cho thấy ông đang mạo hiểm vì cho rằng sẽ giành chiến thắng nhanh chóng ở Nga trong hơn 3 tuần.Thực tế chứng minh đội quân của Napoleon không hề dễ dàng chiếm đóng được Nga. Do thời gian kéo dài hơn dự tính nên lực lượng Pháp rơi vào tình trạng thiếu lương thực.Để giải quyết vấn đề này, Napoleon cho quân sĩ cướp bóc lương thực trên đường đi. Tuy nhiên, ông hoàng nước Pháp không thể ngờ được rằng Nga thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" tại nhiều nơi. Điều này khiến quân đội Pháp không thể có được lương thực cần thiết để nuôi quân.Do binh sĩ Pháp thiếu thốn lương thực, ăn uống mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, thậm chí một số người đào ngũ. Tinh thần chiến đấu của họ cũng sa sút.Những yếu tố này khiến Napoleon không còn lựa chọn nào khác ngoài rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt toàn bộ.Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.
Vào tháng 6/1812, hoàng đế Napoleon chỉ huy quân đội Pháp tấn công xâm lược Nga. Theo một số tài liệu, ông hoàng nước Pháp triển khai hơn 600.000 quân.
Tuy nhiên, chiến dịch quân sự tại Nga không diễn ra theo dự định của hoàng đế Napoleon. Dù ban đầu đội quân của ông liên tiếp giành được thắng lợi nhưng về sau rơi vào tình thế bất lợi.
Đặc biệt, trong trận Berezina xảy ra vào tháng 11/1812, quân đội Pháp thất bại và buộc phải tháo chạy khỏi Nga. Lúc này, đội quân của Napoleon chỉ còn khoảng 20.000 - 30.000 người.
Điều này có nghĩa gần 90% quân số của hoàng đế Napoleon thương vong trong cuộc xâm lược Nga. Một số chuyên gia cho rằng, "thủ phạm" chính khiến ông hoàng nước Pháp thất bại là vì thời tiết mùa Đông khắc nghiệt. Do không có sự chuẩn bị đầy đủ để đối phó với thời tiết lạnh giá nên quân đội Pháp từng bước bị đánh bại.
Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng, thời tiết mùa Đông lạnh giá ở nước Nga không phải là "thủ phạm" chính dẫn đến thất bại của Napoleon.
Theo quan điểm này, Napoleon đã tính toán sai lầm cho cuộc xâm lược nước Nga. Cụ thể, ông hoàng nước Pháp chỉ chuẩn bị lương thực đủ dùng cho 24 ngày. Điều này cho thấy ông đang mạo hiểm vì cho rằng sẽ giành chiến thắng nhanh chóng ở Nga trong hơn 3 tuần.
Thực tế chứng minh đội quân của Napoleon không hề dễ dàng chiếm đóng được Nga. Do thời gian kéo dài hơn dự tính nên lực lượng Pháp rơi vào tình trạng thiếu lương thực.
Để giải quyết vấn đề này, Napoleon cho quân sĩ cướp bóc lương thực trên đường đi. Tuy nhiên, ông hoàng nước Pháp không thể ngờ được rằng Nga thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" tại nhiều nơi. Điều này khiến quân đội Pháp không thể có được lương thực cần thiết để nuôi quân.
Do binh sĩ Pháp thiếu thốn lương thực, ăn uống mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, thậm chí một số người đào ngũ. Tinh thần chiến đấu của họ cũng sa sút.
Những yếu tố này khiến Napoleon không còn lựa chọn nào khác ngoài rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt toàn bộ.
Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.