Sinh năm 1559, Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích hay Thiên Mệnh là hậu duệ của người Nữ Chân. Ông là người đã xây dựng nền móng cho nhà Thanh và lập ra chế độ Bát Kỳ. Sau khi ông qua đời năm 1626, con trai ông là Hoàng Thái Cực tiếp bước và các thế hệ tiếp theo xây dựng nhà Thanh ngày càng vững mạnh. Về sau, ông được hậu duệ truy tôn miếu hiệu là Thanh Thái Tổ.Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực hay Sùng Đức (1592 - 1643) được hậu thế nhớ đến là người đổi tên nước từ Đại Kim thành Đại Thanh. Ông chính thức thành lập nhà Thanh và lên ngôi hoàng đế. Trị vì nhà Thanh trong 17 năm rồi băng hà, ông được hậu duệ truy tôn miếu hiệu là Thanh Thái Tông.Ái Tân Giác La Phúc Lâm hay còn gọi hoàng đế Thuận Trị. Là vị vua thứ ba của nhà Thanh, ông hoàng này lên ngôi khi mới 6 tuổi. Tuy nhiên, vào năm 24 tuổi, vua Thuận Trị băng hà vì căn bệnh đậu mùa. Ông được hậu duệ truy tôn làm Thanh Thế Tổ.Ái Tân Giác La Huyền Diệp hay còn gọi hoàng đế Khang Hy. Ông là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc với thời gian cầm quyền là 61 năm. Sau khi băng hà năm 1722, ông được an táng tại Cảnh Lăng. Miếu hiệu của ông là Thanh Thánh Tổ.Ái Tân Giác La Dận Chân hay còn gọi hoàng đế Ung Chính. Ông là con trai thứ 4 của vua Khang Hy. Trong suốt những năm trị vì, ông hoàng này có nhiều cải cách lớn, chấn chỉnh vấn nạn tham nhũng trong triều đình.... Vua Ung Chính băng hà năm 1735 và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Thế Tông.Ái Tân Giác La Hoằng Lịch hay còn gọi hoàng đế Càn Long. Ông là hoàng đế sống thọ nhất lịch sử Trung Quốc khi sống tới năm 88 tuổi. Ông qua đời năm 1799 và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Cao Tông.Ái Tân Giác La Ngung Diễm (Vĩnh Diễm) hay còn gọi vua Gia Khánh. Là con trai của hoàng đế Càn Long nhưng vua Gia Khánh không có những thành tựu trị nước giống vua cha hay các thế hệ đi trước. Theo đó, nhà Thanh dần đi xuống. Vào năm 1820, Gia Khánh Đế băng hà và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Nhân Tông.Ái Tân Giác La Miên Ninh hay còn gọi vua Đạo Quang. Dù ông nỗ lực chấn chỉnh tiêu cực trong triều đình nhưng những biện pháp triển khai không đạt được hiệu quả cao. Trong thời gian ông cầm quyền, chiến tranh nha phiến bùng nổ khiến nhà Thanh tiếp tục đi xuống. Vào năm 1850, ông băng hà và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Tuyên Tông.Ái Tân Giác La Dịch Trữ hay còn gọi vua Hàm Phong nắm quyền khi nhà Thanh xảy ra nhiều biến cố lớn, bao gồm cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc. Thêm nữa, nhiều cải cách do ông đề xướng không thể thực hiện do chịu sự kiểm soát của Từ Hy Thái Hậu. Hoàng đế Hàm Phong qua đời năm 31 tuổi và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Văn Tông.Ái Tân Giác La Tải Thuần hay còn gọi vua Đồng Trị lên ngôi khi 5 tuổi. Từ Hi Thái Hậu nắm quyền kiểm soát triều chính nên ngay cả khi trưởng thành, ông hoàng này vẫn không thể có được hoàn toàn quyền lực của một vị quân vương. Ông băng hà khi mới 19 tuổi và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Mục Tông.Ái Tân Giác La Tải Điềm hay còn gọi hoàng đế Quang Tự. Lên ngôi khi chỉ 4 tuổi, ông trở thành vị vua "bù nhìn" do người nắm quyền thật sự trong triều đình vẫn là Từ Hi Thái hậu. Năm 1908, hoàng đế Quang Tự Đế băng hà, hưởng thọ 38 tuổi và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Đức Tông.Ái Tân Giác La Phổ Nghi hay còn gọi vua Phổ Nghi (1906 - 1967) là hoàng đế thứ 12 và cũng là cuối cùng của nhà Thanh. Năm 2 tuổi, ông được Từ Hi Thái hậu được đưa vào cung để kế thừa Hoàng vị. Vào ngày 12/2/1912, vua Phổ Nghi thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Sinh năm 1559, Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích hay Thiên Mệnh là hậu duệ của người Nữ Chân. Ông là người đã xây dựng nền móng cho nhà Thanh và lập ra chế độ Bát Kỳ. Sau khi ông qua đời năm 1626, con trai ông là Hoàng Thái Cực tiếp bước và các thế hệ tiếp theo xây dựng nhà Thanh ngày càng vững mạnh. Về sau, ông được hậu duệ truy tôn miếu hiệu là Thanh Thái Tổ.
Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực hay Sùng Đức (1592 - 1643) được hậu thế nhớ đến là người đổi tên nước từ Đại Kim thành Đại Thanh. Ông chính thức thành lập nhà Thanh và lên ngôi hoàng đế. Trị vì nhà Thanh trong 17 năm rồi băng hà, ông được hậu duệ truy tôn miếu hiệu là Thanh Thái Tông.
Ái Tân Giác La Phúc Lâm hay còn gọi hoàng đế Thuận Trị. Là vị vua thứ ba của nhà Thanh, ông hoàng này lên ngôi khi mới 6 tuổi. Tuy nhiên, vào năm 24 tuổi, vua Thuận Trị băng hà vì căn bệnh đậu mùa. Ông được hậu duệ truy tôn làm Thanh Thế Tổ.
Ái Tân Giác La Huyền Diệp hay còn gọi hoàng đế Khang Hy. Ông là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc với thời gian cầm quyền là 61 năm. Sau khi băng hà năm 1722, ông được an táng tại Cảnh Lăng. Miếu hiệu của ông là Thanh Thánh Tổ.
Ái Tân Giác La Dận Chân hay còn gọi hoàng đế Ung Chính. Ông là con trai thứ 4 của vua Khang Hy. Trong suốt những năm trị vì, ông hoàng này có nhiều cải cách lớn, chấn chỉnh vấn nạn tham nhũng trong triều đình.... Vua Ung Chính băng hà năm 1735 và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Thế Tông.
Ái Tân Giác La Hoằng Lịch hay còn gọi hoàng đế Càn Long. Ông là hoàng đế sống thọ nhất lịch sử Trung Quốc khi sống tới năm 88 tuổi. Ông qua đời năm 1799 và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Cao Tông.
Ái Tân Giác La Ngung Diễm (Vĩnh Diễm) hay còn gọi vua Gia Khánh. Là con trai của hoàng đế Càn Long nhưng vua Gia Khánh không có những thành tựu trị nước giống vua cha hay các thế hệ đi trước. Theo đó, nhà Thanh dần đi xuống. Vào năm 1820, Gia Khánh Đế băng hà và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Nhân Tông.
Ái Tân Giác La Miên Ninh hay còn gọi vua Đạo Quang. Dù ông nỗ lực chấn chỉnh tiêu cực trong triều đình nhưng những biện pháp triển khai không đạt được hiệu quả cao. Trong thời gian ông cầm quyền, chiến tranh nha phiến bùng nổ khiến nhà Thanh tiếp tục đi xuống. Vào năm 1850, ông băng hà và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Tuyên Tông.
Ái Tân Giác La Dịch Trữ hay còn gọi vua Hàm Phong nắm quyền khi nhà Thanh xảy ra nhiều biến cố lớn, bao gồm cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc. Thêm nữa, nhiều cải cách do ông đề xướng không thể thực hiện do chịu sự kiểm soát của Từ Hy Thái Hậu. Hoàng đế Hàm Phong qua đời năm 31 tuổi và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Văn Tông.
Ái Tân Giác La Tải Thuần hay còn gọi vua Đồng Trị lên ngôi khi 5 tuổi. Từ Hi Thái Hậu nắm quyền kiểm soát triều chính nên ngay cả khi trưởng thành, ông hoàng này vẫn không thể có được hoàn toàn quyền lực của một vị quân vương. Ông băng hà khi mới 19 tuổi và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Mục Tông.
Ái Tân Giác La Tải Điềm hay còn gọi hoàng đế Quang Tự. Lên ngôi khi chỉ 4 tuổi, ông trở thành vị vua "bù nhìn" do người nắm quyền thật sự trong triều đình vẫn là Từ Hi Thái hậu. Năm 1908, hoàng đế Quang Tự Đế băng hà, hưởng thọ 38 tuổi và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Đức Tông.
Ái Tân Giác La Phổ Nghi hay còn gọi vua Phổ Nghi (1906 - 1967) là hoàng đế thứ 12 và cũng là cuối cùng của nhà Thanh. Năm 2 tuổi, ông được Từ Hi Thái hậu được đưa vào cung để kế thừa Hoàng vị. Vào ngày 12/2/1912, vua Phổ Nghi thoái vị sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.