Theo Tống sử (chính sử của nhà Tống), Bao Công tên thật là Bao Chửng, biểu tự Hy Nhân, thường được gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Công, người Lư Châu, Hợp Phì, làm quan nhà Bắc Tống. Trong chính sử lẫn các câu chuyện truyền kỳ trong dân gian, ông được biết đến là vị quan nổi tiếng chấp pháp nghiêm minh, không vì tư lợi cá nhân. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Bao Công làm quan cho nhà Tống, dưới triều vua Tống Nhân Tông. Ông giữ nhiều chức vụ khác nhau. Theo Tống sử, khi mất, ông được truy thăng hàm Lễ bộ Thượng thư, thụy Hiếu Túc. Mộ phần của ông hiện còn ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy.Theo Tống sử, năm 1027, Bao Chửng thi đỗ tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ. Sau khi cha mẹ qua đời, ông nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri châu Đoan Châu. Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Đãi chế (người đời sau còn gọi ông là Bao Đãi chế).Hậu thế biết về cuộc đời làm quan của Bao Công chủ yếu qua cuốn tiểu thuyết Thất hiệp ngũ nghĩa được viết vào thời nhà Thanh, bởi tác giả Thạch Ngọc Côn. Cuốn sách này chủ yếu ghi chép về tài xử án của Bao Công khi ông làm phủ doãn Khai Phong phủ. Tuy nhiên, theo chính sử của nhà Tống, Bao Thanh Thiên chỉ làm phủ doãn phủ Khai Phong trong vòng 1 năm. Sau đó, ông được triều đình điều chuyển đi nơi khác. Ảnh: Wikipedia.Sau một năm làm phủ doãn Khai Phong phủ, Bao Công được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Chức vụ cao nhất mà Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khu mật Phó sứ, tương đương Phó tể tướng. Theo Tống sử, hơn 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời đã bị Bao Chửng xử tội. Ca ngợi về tính cách liêm khiết, cương trực của Bao Công, nhà văn đời Tống là Âu Dương Tu đã nhận xét: “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”.Theo Tống sử, năm 1062, Bao Thanh Thiên lâm bệnh, mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 63 tuổi. Sau khi Bao Công qua đời, một số ý kiến cho rằng ông chết vì bị đầu độc. Tuy nhiên, về sau, các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu Năng lượng Vật lý cao, Học viện Khoa học Trung Quốc, đã phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công nhưng không tìm ra chứng cứ nào chứng tỏ ông bị trúng độc. Ảnh: Mộ phần Bao Công. Nguồn: Wikipedia.Trên phim ảnh, khán giả rất quen thuộc với hình ảnh 3 cây trảm đao của Bao Công được triều đình ban tặng. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, thực tế, Bao Công chưa bao giờ được ban 3 cây đao này. Nhân vật Bàng Thái sư cũng chỉ là hư cấu (Triều Tống không có vị thái sư nào họ Bàng). Vụ án xử tử phò mã Trần Thế Mỹ cũng chỉ do hậu thế hư cấu. Xử tử Bao Miễn cũng là vụ án hư cấu. Bao Công là con một, ông không có cháu ruột Bao Miễn... Ảnh: Wikipedia.
Theo Tống sử (chính sử của nhà Tống), Bao Công tên thật là Bao Chửng, biểu tự Hy Nhân, thường được gọi là Bao Thanh Thiên hay Bao Công, người Lư Châu, Hợp Phì, làm quan nhà Bắc Tống. Trong chính sử lẫn các câu chuyện truyền kỳ trong dân gian, ông được biết đến là vị quan nổi tiếng chấp pháp nghiêm minh, không vì tư lợi cá nhân. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Bao Công làm quan cho nhà Tống, dưới triều vua Tống Nhân Tông. Ông giữ nhiều chức vụ khác nhau. Theo Tống sử, khi mất, ông được truy thăng hàm Lễ bộ Thượng thư, thụy Hiếu Túc. Mộ phần của ông hiện còn ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Theo Tống sử, năm 1027, Bao Chửng thi đỗ tiến sĩ, được cử đến nhậm chức Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Vì song thân già yếu, ông không thể làm quan xa nên xin khoan nhận việc, để ở nhà chăm sóc cho cha mẹ. Sau khi cha mẹ qua đời, ông nhậm chức Tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là Tri châu Đoan Châu. Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua cho triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt thăng các chức Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Đãi chế (người đời sau còn gọi ông là Bao Đãi chế).
Hậu thế biết về cuộc đời làm quan của Bao Công chủ yếu qua cuốn tiểu thuyết Thất hiệp ngũ nghĩa được viết vào thời nhà Thanh, bởi tác giả Thạch Ngọc Côn. Cuốn sách này chủ yếu ghi chép về tài xử án của Bao Công khi ông làm phủ doãn Khai Phong phủ. Tuy nhiên, theo chính sử của nhà Tống, Bao Thanh Thiên chỉ làm phủ doãn phủ Khai Phong trong vòng 1 năm. Sau đó, ông được triều đình điều chuyển đi nơi khác. Ảnh: Wikipedia.
Sau một năm làm phủ doãn Khai Phong phủ, Bao Công được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Chức vụ cao nhất mà Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khu mật Phó sứ, tương đương Phó tể tướng. Theo Tống sử, hơn 30 người là đối tượng quyền quý, hoàng thân quốc thích trong xã hội đương thời đã bị Bao Chửng xử tội. Ca ngợi về tính cách liêm khiết, cương trực của Bao Công, nhà văn đời Tống là Âu Dương Tu đã nhận xét: “Thuở nhỏ hiếu thuận, tiếng thơm khắp xóm làng, cuối đời chính trực, lưu danh khắp triều đình”.
Theo Tống sử, năm 1062, Bao Thanh Thiên lâm bệnh, mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 63 tuổi. Sau khi Bao Công qua đời, một số ý kiến cho rằng ông chết vì bị đầu độc. Tuy nhiên, về sau, các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu Năng lượng Vật lý cao, Học viện Khoa học Trung Quốc, đã phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công nhưng không tìm ra chứng cứ nào chứng tỏ ông bị trúng độc. Ảnh: Mộ phần Bao Công. Nguồn: Wikipedia.
Trên phim ảnh, khán giả rất quen thuộc với hình ảnh 3 cây trảm đao của Bao Công được triều đình ban tặng. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, thực tế, Bao Công chưa bao giờ được ban 3 cây đao này. Nhân vật Bàng Thái sư cũng chỉ là hư cấu (Triều Tống không có vị thái sư nào họ Bàng). Vụ án xử tử phò mã Trần Thế Mỹ cũng chỉ do hậu thế hư cấu. Xử tử Bao Miễn cũng là vụ án hư cấu. Bao Công là con một, ông không có cháu ruột Bao Miễn... Ảnh: Wikipedia.