Tượng ông Địa, thần Tài
Khác với bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Phật được đặt ở những vị trí cao, bàn thờ thần Tài thường để ở dưới đất. Trên bàn thờ thài Tài, vật quan trọng nhất và không thể thiếu đó chính là tượng ông Địa và thần Tài.
Tại sao ông Địa và thần Thài lại đi chung với nhau?
Dân gian quan niệm rằng, thần Tài mang lại may mắn, tiền tài còn ông Địa cai quản đất đai, ngăn tai ương không tìm đến gia chủ. Việc thờ cung hai vị thần có mục đích chiêu tài, trấn sát.
Vị trí của ông Địa và thần Tài cũng được quy định rõ ràng. Nhìn từ hướng bàn thờ ra ngoài, ông Địa được đặt bên trái còn thần Tài ở bên phải.
Gia chủ có thể sử dụng thượng đá hoặc sứ tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, chất liệu bột đá được cho là có sinh khí và phúc khí nhiều hơn.
Phật Di Lặc
Thông thường, người ta hay thờ Phật Di Lặc chung với ông Địa, thần Tài với mục đích cai quản các vị thần, tránh làm điều sai trái. Bên cạnh đó, Phật DI Lặc là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc, tốt cho phong thủy của gia chủ.
Hiện nay, người ta thiết kế cá loại bàn thờ có hộp đèn để đặt tượng Phật Di Lặc bên trên hoặc làm bàn thờ có mái bằng để đặt tượng.
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước
Bàn thờ thần Tài không thể thiếu đi 3 hũ này và lúc nào các hũ cũng phải đầy. Khi hũ bị vơi cần phải bổ sung vật phẩm vào đó ngay. Chỉ đến ngày cuối năm, khi lau dọn bàn thờ gia chủ mới được thay mới 3 hũ này.
Bàn thờ thiếu đi hũ gạo, muối và nước là phạm đại kỵ, ngăn cản đường tiền tài đến nhà.
Bát hương
Đây cũng là một vật không thể thiếu trên bàn thờ. Gia chủ có thể chọn bát hương làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như sứ, kim loại, đá (ngọc).
Bát hương cần đặt ở vị trí cố định, tránh xê dịch. Động bát hương sẽ khiến chuyện không tốt xảy ra với việc làm ăn của gia chủ.
Khay 5 chén nước
Thuông thường, người ta sẽ xếp các chén nước thành hình chữ nhất. Nước này phải thay thường xuyên.
Một số nơi xếp chén thành hình chữ thập, đại diện cho ngũ hành.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.