Bán đống ‘rẻ rách’ 300 nghìn, ai ngờ là kho báu nghìn tỷ

Google News

Ông không thể ngờ rằng số ‘rẻ rách’ mà mình mua được lại có giá trị khủng đến như vậy, với 3.300 tỷ có lẽ ông đã trở thành 1 người vô cùng giàu có nhưng ông đã không được hưởng phước này.

Ở triều đại nhà Thanh, Cung Thân Vương (phủ Hòa Thân) được biết đến là ngôi biệt phủ xa hoa bậc nhất triều đại đại này. Không chỉ có diện tích lớn lên đến hơn 60.000m2, phủ Hòa Thân còn có rất nhiều đồ cổ, vàng bạc, châu báo có giá trị. Vào những năm cuối triều đại nhà Thanh, thế cục bất ổn, lòng dân không yên sự thịnh trị của triều đại này cũng không còn. Khi đó, Hòa Thân đã tổ chức 1 buổi bán tất cả những món bảo vật, đồ quý giá trong phủ. Những món đồ trước đó rất nhiều người ao ước cũng đã được đem ra bán. Nghe tin cung Thân vương mở bán bảo vật, rất nhiều người đã đến và “hốt sạch” những món quý giá. Hàng loạt các bức tranh quý như "Du mục thiếp" của Vương Hy Chi hay bức tranh "Chiếu dạ bạch đồ" của Hàn Kiều… đều được mua hết.

Ban dong ‘re rach’ 300 nghin, ai ngo la kho bau nghin ty

Ảnh minh họa

Tại thời điểm đó, Chu Khải Kiềm (1871 – 1964) – 1 chuyên gia đồ cổ thời điểm đó cũng tìm tới với ý định thu mua những món đồ cổ và dị vật văn hóa. Tuy nhiên, do đến quá muộn các bảo vật đã được mua hết, cung Thân vương gần như trống trơn chỉ còn lại đống rác. Ông thất vọng định đi về thì bất ngờ nhìn thấy trong thùng rác 1 đống “rẻ rách”. Tuy nhiên, nhìn kĩ trong đống “rẻ rách” này Chu Khải Kiềm thấy có bức “Sơn trà kiệp điệp đồ” của Chu Khắc Nhu – 1 trong những tác phẩm mô phỏng theo phong cách dệt sợi tơ màu thành hoa văn trên vải lụa nổi tiếng thời Nam Tống. Ngoài ra, trong đống “rẻ rách” này còn những bức họa khác. Cuối cùng Chu Khải Kiềm đã bỏ ra 100 đồng đại dương (tương đương 300.000 VNĐ) để mua lại thứ mà người ta đã vứt đi bao gồm bức “Sơn trà kiệp điệp đồ” và 100 bức tranh thêu quý giá khác.

Ban dong ‘re rach’ 300 nghin, ai ngo la kho bau nghin ty-Hinh-2

Việt Chu Khải Kiềm nắm trong tay những bức tranh thêu quý được truyền ra ngoài, nhiều tay buôn đồ cổ đã tìm đến ông để hỏi mua lại với giá cao nhưng ông nhất quyết không bán. Thế nhưng, 1 thời gian sau Chu Khải Kiềm rơi vào cảnh túng thiếu, ông buộc phải bán số tranh này với giá 100.000 NDT (hơn 330 triệu đồng).

Những năm cuối đời của Trương Khải Kiềm, ông nghe được tin Bảo tàng Cố Cung đã thu thập lại toàn bộ số tranh mà trước đó ông từng bán đem về trưng bày. Theo định giá trên thị trường buôn bán cổ vật lúc bấy giờ, số tranh này trị giá ít nhất là 1 tỷ NDT (hơn 3.300 tỷ đồng). Nghe đến mức giá này ông đã vô cùng sốc, không ngờ những bức tranh thêu ông lấy ra từ thùng rác lại có giá trị khủng đến vậy. Chỉ 4 năm sau khi nghe tin, Chu Khải Kiềm qua đời.

 

Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

>> xem thêm

Bình luận(0)