Trong giai đoạn thế kỷ 19, thế kỷ 19, có một luật lệ tại đây. Cụ thể, theo luật Anh, khi hai vợ chồng xảy ra trục trặc, họ có thể đưa nhau ra tòa để ly hôn. Tuy nhiên, chi phí tiến hành ly hôn lại quá cao, tương đương 17.000 euro bây giờ. Số tiền này vượt quá sức chi trả của những người bình thường. Do vậy, ngoài đời, tồn tại một hoạt động "bất thành văn": mua bán vợ. Toàn bộ tiến trình mua bán vợ đặc biệt này đều diễn ra tại các khu chợ. Người chồng cuốn sợi dây quanh cổ người vợ rồi sau đó bán người từng chung chăn gối với mình theo hình thức đấu giá. Ảnh QQ.Bài báo sớm nhất viết về hoạt động bán vợ như trên xuất hiện vào năm 1733. Theo bài báo đó, người đàn ông tên Samuel Whitehouse đã bán vợ tên Mary cho người đàn ông khác, tên là Thomas Griffith với giá khoảng 1 bảng Anh (khoảng 29.000 VND). Ảnh QQ.Những người chứng kiến phiên bán vợ đó vẫn tỏ ra hoan nghênh vì họ cho rằng, người chồng mới có thể khoan dung những thiếu sót của cô vợ mà anh ta mới mua. Ảnh QQMột trường hợp khác đó là vào năm 1801, một người đàn ông cũng bán vợ anh ta với giá khởi điểm là 1 pence. Với giá hời này, buổi bán vợ trên thu hút rất nhiều nông dân. Cuối cùng, vợ anh ta được bán với giá 5 shilling và 6 pence. Hay như một người đàn ông Anh đã bán vợ với giá 18 pence và một chầu bia. Ảnh QQTuy nhiên, có thời điểm, việc ly hôn giữa một cặp vợ chồng được thực hiện thông qua một thỏa thuận giữa hai bên. Một ngày, nếu người vợ có nhân tình và cảm thấy không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân hiện thời, cô ta sẽ nói thẳng với chồng rằng: "Hãy bán em đi. Em muốn thay đổi cuộc sống mệt mỏi này". Ảnh QQSau đó, việc bán vợ sẽ diễn ra tại một quán rượu gần nhất. Người chồng, người vợ cùng gã nhân tình của cô ta ngồi cùng nhau để thống nhất một mức giá giao dịch hợp lý. Tuy nhiên, nếu sau đó cặp vợ chồng này đổi ý và muốn tái hợp, họ thường trả một khoản phí trên danh nghĩa để "chuộc" lại vợ. Số tiền chuộc này được đưa ra dựa trên một thỏa thuận trước đó. Hoạt động bán vợ ở Vương quốc Anh chính thức chấm dứt vào cuối thế kỷ 19. Ảnh QQ
Trong giai đoạn thế kỷ 19, thế kỷ 19, có một luật lệ tại đây. Cụ thể, theo luật Anh, khi hai vợ chồng xảy ra trục trặc, họ có thể đưa nhau ra tòa để ly hôn. Tuy nhiên, chi phí tiến hành ly hôn lại quá cao, tương đương 17.000 euro bây giờ. Số tiền này vượt quá sức chi trả của những người bình thường. Do vậy, ngoài đời, tồn tại một hoạt động "bất thành văn": mua bán vợ. Toàn bộ tiến trình mua bán vợ đặc biệt này đều diễn ra tại các khu chợ. Người chồng cuốn sợi dây quanh cổ người vợ rồi sau đó bán người từng chung chăn gối với mình theo hình thức đấu giá. Ảnh QQ.
Bài báo sớm nhất viết về hoạt động bán vợ như trên xuất hiện vào năm 1733. Theo bài báo đó, người đàn ông tên Samuel Whitehouse đã bán vợ tên Mary cho người đàn ông khác, tên là Thomas Griffith với giá khoảng 1 bảng Anh (khoảng 29.000 VND). Ảnh QQ.
Những người chứng kiến phiên bán vợ đó vẫn tỏ ra hoan nghênh vì họ cho rằng, người chồng mới có thể khoan dung những thiếu sót của cô vợ mà anh ta mới mua. Ảnh QQ
Một trường hợp khác đó là vào năm 1801, một người đàn ông cũng bán vợ anh ta với giá khởi điểm là 1 pence. Với giá hời này, buổi bán vợ trên thu hút rất nhiều nông dân. Cuối cùng, vợ anh ta được bán với giá 5 shilling và 6 pence. Hay như một người đàn ông Anh đã bán vợ với giá 18 pence và một chầu bia. Ảnh QQ
Tuy nhiên, có thời điểm, việc ly hôn giữa một cặp vợ chồng được thực hiện thông qua một thỏa thuận giữa hai bên. Một ngày, nếu người vợ có nhân tình và cảm thấy không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân hiện thời, cô ta sẽ nói thẳng với chồng rằng: "Hãy bán em đi. Em muốn thay đổi cuộc sống mệt mỏi này". Ảnh QQ
Sau đó, việc bán vợ sẽ diễn ra tại một quán rượu gần nhất. Người chồng, người vợ cùng gã nhân tình của cô ta ngồi cùng nhau để thống nhất một mức giá giao dịch hợp lý. Tuy nhiên, nếu sau đó cặp vợ chồng này đổi ý và muốn tái hợp, họ thường trả một khoản phí trên danh nghĩa để "chuộc" lại vợ. Số tiền chuộc này được đưa ra dựa trên một thỏa thuận trước đó. Hoạt động bán vợ ở Vương quốc Anh chính thức chấm dứt vào cuối thế kỷ 19. Ảnh QQ