Những người khốn khổ là tiểu thuyết văn học kinh điển do đại văn hào nước Pháp Victor Hugo sáng tác. Theo Telegraph, tác phẩm này gồm 655.000 từ, được xem là một trong những kiệt tác văn học đương đại, đứng thứ 20 trong danh sách tiểu thuyết dài nhất thế giới. Ảnh: Wikipedia.Những người khốn khổ là tiểu thuyết viết về bối cảnh xã hội Pháp những năm 1820, thời điểm Napoleon lên ngôi và quãng thời gian sau đó. Ảnh: NXB Văn học.Nhân vật chính trong Những người khốn khổ là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai. Sau 19 năm ngồi tù vì ăn cắp thức ăn cho gia đình đang lâm vào cảnh chết đói, Jean được thả. Vì mang giấy thông hành vàng - loại giấy dành cho người phạm tội trong quá khứ, anh bị xua đuổi khắp nơi. Những người khốn khổ dẫn người đọc đi theo cuộc đời thăng trầm của Jean từ khi rời ngục đến cuối đời, tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Trong hành trình đó, anh gặp gỡ các nhân vật như Javert, Fantine, Marius... Ảnh: Tạo hình nhân vật Jean Valjean trên phim.Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của xã hội Pháp lúc bấy giờ, mà còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngường của nước Pháp giai đoạn đầu thế kỷ 19. Chính tác giả cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”. Ngoài ra, Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim. Ảnh: NXB Văn học.Victor Hugo là một trong những đại thi hào lớn nhất của nền văn học thế giới. Ông để lại kho tàng sáng tác rất đồ sộ. Ông viết 9 tập tiểu thuyết lớn, trong đó có 3 tiểu thuyết nêu trên. Ảnh: Wikipedia.Ngoài tiểu thuyết, Victor Hugo còn sáng tác kịch, thơ, các bài khảo cứu văn hóa, lịch sử…Theo sách Danh nhân thế giới, khả năng sáng tác của Victor Hugo rất lớn. Mỗi ngày, ông có thể viết 100 câu thơ hay 20 trang tiểu thuyết. Các tác phẩm phản ánh phong trào chính trị và văn chương của thời đại, bộc lộ niềm tin của ông với khoa học, nền dân chủ và tự do. Nhờ những đóng góp của ông cho nền văn chương đặc sắc nước Pháp và thế giới, thế kỷ 19 được gọi là "Thế kỷ của Victor Hugo". Ảnh: Wikipedia.Năm Victor Hugo 80 tuổi (1882), nước Pháp tổ chức lễ mừng thọ và đổi tên đại lộ D’Eylau thành đại lộ Victor Hugo. Trước khi mất, ông nhắn nhủ: "Tôi từ chối các lời cầu nguyện của nhà thờ, tin tưởng nơi thượng đế để có đám tang giản dị". Ảnh: Wikipedia.
Những người khốn khổ là tiểu thuyết văn học kinh điển do đại văn hào nước Pháp Victor Hugo sáng tác. Theo Telegraph, tác phẩm này gồm 655.000 từ, được xem là một trong những kiệt tác văn học đương đại, đứng thứ 20 trong danh sách tiểu thuyết dài nhất thế giới. Ảnh: Wikipedia.
Những người khốn khổ là tiểu thuyết viết về bối cảnh xã hội Pháp những năm 1820, thời điểm Napoleon lên ngôi và quãng thời gian sau đó. Ảnh: NXB Văn học.
Nhân vật chính trong Những người khốn khổ là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai. Sau 19 năm ngồi tù vì ăn cắp thức ăn cho gia đình đang lâm vào cảnh chết đói, Jean được thả. Vì mang giấy thông hành vàng - loại giấy dành cho người phạm tội trong quá khứ, anh bị xua đuổi khắp nơi. Những người khốn khổ dẫn người đọc đi theo cuộc đời thăng trầm của Jean từ khi rời ngục đến cuối đời, tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Trong hành trình đó, anh gặp gỡ các nhân vật như Javert, Fantine, Marius... Ảnh: Tạo hình nhân vật Jean Valjean trên phim.
Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của xã hội Pháp lúc bấy giờ, mà còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngường của nước Pháp giai đoạn đầu thế kỷ 19. Chính tác giả cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”. Ngoài ra, Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim. Ảnh: NXB Văn học.
Victor Hugo là một trong những đại thi hào lớn nhất của nền văn học thế giới. Ông để lại kho tàng sáng tác rất đồ sộ. Ông viết 9 tập tiểu thuyết lớn, trong đó có 3 tiểu thuyết nêu trên. Ảnh: Wikipedia.
Ngoài tiểu thuyết, Victor Hugo còn sáng tác kịch, thơ, các bài khảo cứu văn hóa, lịch sử…Theo sách Danh nhân thế giới, khả năng sáng tác của Victor Hugo rất lớn. Mỗi ngày, ông có thể viết 100 câu thơ hay 20 trang tiểu thuyết. Các tác phẩm phản ánh phong trào chính trị và văn chương của thời đại, bộc lộ niềm tin của ông với khoa học, nền dân chủ và tự do. Nhờ những đóng góp của ông cho nền văn chương đặc sắc nước Pháp và thế giới, thế kỷ 19 được gọi là "Thế kỷ của Victor Hugo". Ảnh: Wikipedia.
Năm Victor Hugo 80 tuổi (1882), nước Pháp tổ chức lễ mừng thọ và đổi tên đại lộ D’Eylau thành đại lộ Victor Hugo. Trước khi mất, ông nhắn nhủ: "Tôi từ chối các lời cầu nguyện của nhà thờ, tin tưởng nơi thượng đế để có đám tang giản dị". Ảnh: Wikipedia.