1. Lê Phát Đạt (Huyện Sỹ): còn gọi là Nhất Sỹ. Trong thời kì là thương gia giàu có bậc nhất, gia đình ông nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia để thuê người canh tác. (Nguồn: Internet). Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như "cò bay mỏi cánh không hết". Mức độ giàu có của ông Huyện Sỹ còn được cho là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. (Nguồn: Dân Việt)2. Đỗ Hữu Phương: hay còn gọi là Nhì Phương. Ông Phương giàu có bởi không chỉ được thừa hưởng khối gia sản kếch xù mà ông còn có tài tính toán như thần. Mỗi mùa vụ ông đều thu lợi lớn, kết nối với các tiểu thương, xây dựng hệ thống bán buôn riêng biệt. (Nguồn: Vietnamnet)Độ giàu có của vợ chồng ông còn được sử cũ kể rằng, gia đình có riêng một đội đếm tiền, hơn chục người được sắp xếp bí mật trong căn phòng phía sau nhà. (Nguồn: Chuyện Xưa)3. Lý Tường Quan: tên thật là Phước Trai, còn được biết đến là Tam Xường. Với lợi nhận từ việc kinh doanh thịt cá, Bá hộ Xường bắt đầu mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán, gia sản lại càng kếch xù. Bất động sản của ông chiếm gần như 1 nửa vùng Chợ Lớn. (Nguồn: VietnamFinance)Những năm kinh doanh phát đạt, thương hiệu của ông phổ biến đến mức, người ta thường nói với nhau: “1 nửa người dân miền Tây mua nhu yếu phẩm có nguồn gốc từ Tường Quan”. (Nguồn: Trí Thức VN)4. Hứa Bổn Hỏa (chú Hỏa): còn gọi là Tứ Hỏa. Chú Hỏa nắm giữ hơn 40% bất động sản Sài Gòn thời đó và sở hữu hơn 30.000 căn nhà ở các vị trí đắc địa nhất Sài Thành, nhiều trong số những căn nhà đó đến nay vẫn còn tồn tại. (Nguồn: Báo Mới)Không chỉ làm giàu cho mình, Chú Hỏa còn luôn biết chia sẻ với cộng đồng cũng như giới cầm quyền đương thời qua việc góp phần xây dựng và sau này là hiến tặng hàng loạt công trình phúc lợi xã hội vẫn tồn tại đến tận ngày nay, như: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ,... (Nguồn: SOHA)5. Quách Diệm (chú Quách): là vua gạo Chợ Lớn đất Sài Thành. Từ lúc bỏ tiền xây xong chợ Lớn, công việc làm ăn của chú ngày càng khấm khá, cùng với những nghệ thuật kinh doanh chẳng mấy lúc đã đưa chú Quách trở nên giàu có bậc nhất đất Sài thành. (Nguồn: tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập)Mặc dù không được liệt kê vào danh sách "tứ đại cự phú" những năm đầu thế kỷ 20, nhưng Quách Đàm là một nhân vật đáng nể trong giới "máu mặt" Sài Gòn ngày đó, một người đi lên từ đôi tay trắng bằng sức lao động cần mẫn, kiên trì mà trở nên giàu có. (Nguồn: VietNamNet)Mời quý độc giả xem video: Chặng đường thành tỷ phú của CEO hãng Apple | VTV24.
1. Lê Phát Đạt (Huyện Sỹ): còn gọi là Nhất Sỹ. Trong thời kì là thương gia giàu có bậc nhất, gia đình ông nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia để thuê người canh tác. (Nguồn: Internet).
Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như "cò bay mỏi cánh không hết". Mức độ giàu có của ông Huyện Sỹ còn được cho là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. (Nguồn: Dân Việt)
2. Đỗ Hữu Phương: hay còn gọi là Nhì Phương. Ông Phương giàu có bởi không chỉ được thừa hưởng khối gia sản kếch xù mà ông còn có tài tính toán như thần. Mỗi mùa vụ ông đều thu lợi lớn, kết nối với các tiểu thương, xây dựng hệ thống bán buôn riêng biệt. (Nguồn: Vietnamnet)
Độ giàu có của vợ chồng ông còn được sử cũ kể rằng, gia đình có riêng một đội đếm tiền, hơn chục người được sắp xếp bí mật trong căn phòng phía sau nhà. (Nguồn: Chuyện Xưa)
3. Lý Tường Quan: tên thật là Phước Trai, còn được biết đến là Tam Xường. Với lợi nhận từ việc kinh doanh thịt cá, Bá hộ Xường bắt đầu mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán, gia sản lại càng kếch xù. Bất động sản của ông chiếm gần như 1 nửa vùng Chợ Lớn. (Nguồn: VietnamFinance)
Những năm kinh doanh phát đạt, thương hiệu của ông phổ biến đến mức, người ta thường nói với nhau: “1 nửa người dân miền Tây mua nhu yếu phẩm có nguồn gốc từ Tường Quan”. (Nguồn: Trí Thức VN)
4. Hứa Bổn Hỏa (chú Hỏa): còn gọi là Tứ Hỏa. Chú Hỏa nắm giữ hơn 40% bất động sản Sài Gòn thời đó và sở hữu hơn 30.000 căn nhà ở các vị trí đắc địa nhất Sài Thành, nhiều trong số những căn nhà đó đến nay vẫn còn tồn tại. (Nguồn: Báo Mới)
Không chỉ làm giàu cho mình, Chú Hỏa còn luôn biết chia sẻ với cộng đồng cũng như giới cầm quyền đương thời qua việc góp phần xây dựng và sau này là hiến tặng hàng loạt công trình phúc lợi xã hội vẫn tồn tại đến tận ngày nay, như: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ,... (Nguồn: SOHA)
5. Quách Diệm (chú Quách): là vua gạo Chợ Lớn đất Sài Thành. Từ lúc bỏ tiền xây xong chợ Lớn, công việc làm ăn của chú ngày càng khấm khá, cùng với những nghệ thuật kinh doanh chẳng mấy lúc đã đưa chú Quách trở nên giàu có bậc nhất đất Sài thành. (Nguồn: tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập)
Mặc dù không được liệt kê vào danh sách "tứ đại cự phú" những năm đầu thế kỷ 20, nhưng Quách Đàm là một nhân vật đáng nể trong giới "máu mặt" Sài Gòn ngày đó, một người đi lên từ đôi tay trắng bằng sức lao động cần mẫn, kiên trì mà trở nên giàu có. (Nguồn: VietNamNet)