3 yếu tố khiến kế hoạch Bắc phạt của Gia Cát Lượng thất bại

Google News

Có ý kiến cho rằng, kế hoạch Bắc phạt của Gia Cát Lượng thất bại là điều khó tránh khỏi. Kết cục này có liên quan trực tiếp tới sự khuyết thiếu của 3 yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Nhắc tới tên tuổi của Gia Cát Khổng Minh, hậu thế đều biết ông là bậc kỳ tài với lòng trung quân ái quốc và nhiều phẩm chất được người đời truyền lưu, ca tụng.

Trong ấn tượng của nhiều người, Gia Cát Lượng còn là một vị quân sư dụng binh như thần, từng giúp Lưu Bị thu về không ít chiến thắng trong công cuộc gây dựng sự nghiệp.

Thế nhưng sự thực là vào giai đoạn hậu kỳ của nhà Thục Hán, các chiến dịch Bắc phạt của ông lại đều không thu về thành công. Theo Qulishi, thất bại của Khổng Minh vốn là điều sớm đã được định trước.

Nhìn lại thế chân vạc của Tam quốc năm xưa, không ít người cho rằng ở vào lúc bấy giờ, Tào Tháo có được "thiên thời", Tôn Quyền có được "địa lợi" còn Lưu Bị có được "nhân hòa".

Tuy nhiên sự thực là kể sau khi Lưu Bị qua đời, tập đoàn chính trị Thục Hán bất luận về thiên thời, địa lợi hay nhân hòa đều không có được ưu thế.

Đây mới thực sự là nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng dù Bắc phạt nhiều lần nhưng liên tiếp gặp phải thất bại.

Yếu tố "thiên thời": Sự thua thiệt rõ rệt của Thục Hán so với đối thủ

3 yeu to khien ke hoach Bac phat cua Gia Cat Luong that bai

 

Thứ gọi là "thiên thời" vốn là cơ hội được tạo ra bởi thời thế. Tuy nhiên theo Qulishi, thế chân vạc của Tam quốc khi xưa thực chất là cục diện xoay quanh đế chế của Tào Ngụy và hai vùng đất bị chia cắt bởi hai thế lực còn lại mà ra.

Trong khi đó, Thục Hán khi ấy chỉ còn lại vẻn vẹn một mảnh đất là Ích Châu, còn Tào Ngụy đã chiếm được tới hai phần ba thiên hạ.

Bấy giờ, đất đai là yếu tố quyết định dân số, tài vật, cũng ảnh hưởng trực tiếp tới thực lực quân sự. Cho nên quốc lực của Thục Hán vốn không thể so với Tào Ngụy.

Trên phương diện chế độ nói riêng, nhà Ngụy có "Cửu phẩm trung chính chế" nên càng được lòng các sĩ tộc trong thiên hạ. Vì vậy nội bộ của tập đoàn chính trị này có thể xem như tương đối ổn định.

Ngược lại, các quan viên của Thục Hán đa số đều là nhân tài tuyển mới. Điều này vô tình làm cho giới sĩ tộc mất đi đặc quyền.

Do đó, môn đệ của hầu hết các sĩ tộc nhà Thục càng muốn gia nhập chế độ có nhiều cơ hội thăng quan tiến chức như của nhà Tào Ngụy hơn.

Vì vậy, tầng lớp này thực chất là bằng mặt không bằng lòng, có thể xem như "thân ở Hán doanh nhưng lòng hướng về Tào".

Yếu tố "địa lợi": Điểm mạnh cũng vô tình trở thành điểm yếu

3 yeu to khien ke hoach Bac phat cua Gia Cat Luong that bai-Hinh-2

 

Về thứ gọi là "địa lợi" của Thục Hán, lãnh thổ truyền tới thời Lưu Thiện chẳng qua cũng chỉ còn lại một mảnh đất Ích Châu mà thôi.

Nơi đây chính là địa phận tỉnh Tứ Xuyên ngày nay, địa thế hiểm yếu, bắc có Hán Trung, đông có Tam Hợp, Kiếm Các, Quỳ Môn…

Đường xá vào Thục khi ấy vô cùng hiểm trở. Những thế lực như Công Tôn Thuật, Lưu Chương năm xưa đều dựa vào điều này để cố thủ ở Ích Châu mà tự gây dựng thế lực.

Tuy nhiên, địa thế hiểm yếu dù có thể ngăn chặn sự tấn công của các thế lực thù địch nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít khó khăn.

Ngay tới Gia Cát Lượng lúc sinh thời cũng từng nhận định rằng, Ích Châu không phải là đất tiến thủ.

Dựa theo "Long Trung đối sách" ban đầu của ông, Thuc Hán phải có cả Kinh Châu, Ích Châu mới có được bàn đạp để chiếm thiên hạ.

Chỉ tiếc rằng tới khi Gia Cát Lượng Bắc phạt, Kinh Châu đã mất, thế cục thiên hạ đã dần ổn định. Trong bối cảnh như vậy, Bắc phạt sao có thể dễ dàng thành công?

Yếu tố "nhân hòa": Thiếu thốn nhân tài đi kèm với mâu thuẫn nội bộ

3 yeu to khien ke hoach Bac phat cua Gia Cat Luong that bai-Hinh-3

 

Về yếu tố "nhân hòa", như đã nói ở trên, môn đệ của sĩ tộc trong nội bộ nhà Thục có không ít người đem lòng hướng về Tào Ngụy. Mặt khác, ở vào giai đoạn hậu kỳ, tập đoàn chính trị này lại bị đẩy vào cảnh thiếu thốn nhân tài.

Theo Qulishi, văn thần võ tướng nhà Thục trước kia có thể chia làm 3 tập đoàn: Nhóm thứ nhất là đội ngũ Kinh Châu theo Lưu Bị từ đầu, nhóm thứ 2 là những người từ thời Lưu Chương và nhóm thứ 3 là những nhân vật gốc Ích Châu.

Tới khi Gia Cát Lượng Bắc phạt, các võ tướng kỳ cựu như Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung đều đã lần lượt qua đời. Những văn thần xuất chúng như Bàng Thống cũng không còn.

Vì vậy, Gia Cát Lượng một mặt vừa phải sắp xếp chính vụ, mặt khác lại phải lo toan quân vụ, khó tránh khỏi lao lực phí sức.

Cũng chính bởi Thục Hán thiếu thốn nhân tài nên người đời mời truyền nhau câu nói: "Thục không có đại tướng, Liêu Hóa thành tiên phong".

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy thất bại của Gia Cát Lượng trong chiến dịch Bắc phạt là điều khó tránh khỏi.

"Xuất sư vị tiệp thân tiên tử

Trường sử anh hùng lệ mãn khâm".

(Ra quân chưa thắng thân đà thác,

Mãi khiến anh hùng lệ xót xa)

Đôi câu thơ này của Đỗ Phủ trong bài thơ "Thục tướng" có lẽ đã nói lên tiếc nuối cả đời khôn nguôi của Gia Cát Lượng trước thất bại của kế hoạch Bắc phạt năm nào…

Theo Pháp luật và Bạn đọc

>> xem thêm

Bình luận(0)