Ngô Quyền (898 – 944): Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng khiến quân giặc khiếp vía.Lợi dụng thủy triều lên xuống, ông cho đóng cọc gỗ bịt sắt xuống lòng sông, chuẩn bị chờ giặc sa lưới. Kết quả trận đánh, quân Nam Hán thất bại tan tát. Tướng Lưu Hoàng Tháo cùng với hơn nửa binh lính của mình đã bỏ mạng.Sau chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, đánh bại nhà Nam Hán, Ngô Quyền lên làm vua, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Lê Hoàn (941 1005): Lê Hoàn là vị hoàng đế sáng lập nhà tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước trong 24 năm. Ngoài vai trò của quân vương, ông Hoàn là chiến tướng uy nghi dũng mãnh trên chiến trường.Ông nổi tiếng bởi tài đánh Tống, bình Chiêm. Ngoài chiến thắng quân sự đối với giặc ngoại xâm, Lê Hoàn còn phải đối phó với các cuộc phản loạn trong nước, cùng với đó ông còn thực hiện nhiều cuộc chinh phạt nhằm mở mang bờ cõi.Sử gia Lê Văn Hưu nhận định: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được”.Lý Thường Kiệt (1019 - 1105): Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã viết: Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước nhà trong thế kỷ thứ XI.Theo các tư liệu lịch sử, ngoài tài năng bày binh bố trận, thái úy Lý Thường Kiệt còn là "thần tướng" trên chiến trường. Ông có vóc dáng tuấn tú, cao lớn, giỏi võ nghệ, thường xung trận bằng đại đao.Ngoài chiến công đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt từng nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành. Ông thậm chí còn bắt sống vua Chiêm là Chế Củ. Tên tuổi của ông còn gắn với bài thơ Nam quốc Sơn hà nổi tiếng.Trần Hưng Đạo (1230 - 1300): Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, còn đươc gọi là Hưng Đạo vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, là một trong những nhà quân sư kiệt xuất nhất lịch sử.Ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1257 - 1288), công lao của Trần Hưng Đạo là vô cùng to lớn với nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”.Sử gia Nguyễn Huệ Chi viết rằng ông là “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”. Ông luôn là người theo tư tưởng lấy sức dân làm nền tảng xây dựng sức mạnh của chế độ.Mời độc giả xem video: Đà Nẵng: Đơn vị nào thực hiện không nghiêm túc, bí thư, chủ tịch chịu trách nhiệm. Nguồn: VTVcab Tin tức.
Ngô Quyền (898 – 944): Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng khiến quân giặc khiếp vía.
Lợi dụng thủy triều lên xuống, ông cho đóng cọc gỗ bịt sắt xuống lòng sông, chuẩn bị chờ giặc sa lưới. Kết quả trận đánh, quân Nam Hán thất bại tan tát. Tướng Lưu Hoàng Tháo cùng với hơn nửa binh lính của mình đã bỏ mạng.
Sau chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, đánh bại nhà Nam Hán, Ngô Quyền lên làm vua, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Lê Hoàn (941 1005): Lê Hoàn là vị hoàng đế sáng lập nhà tiền Lê nước Đại Cồ Việt, trị vì nước trong 24 năm. Ngoài vai trò của quân vương, ông Hoàn là chiến tướng uy nghi dũng mãnh trên chiến trường.
Ông nổi tiếng bởi tài đánh Tống, bình Chiêm. Ngoài chiến thắng quân sự đối với giặc ngoại xâm, Lê Hoàn còn phải đối phó với các cuộc phản loạn trong nước, cùng với đó ông còn thực hiện nhiều cuộc chinh phạt nhằm mở mang bờ cõi.
Sử gia Lê Văn Hưu nhận định: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được”.
Lý Thường Kiệt (1019 - 1105): Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã viết: Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước nhà trong thế kỷ thứ XI.
Theo các tư liệu lịch sử, ngoài tài năng bày binh bố trận, thái úy Lý Thường Kiệt còn là "thần tướng" trên chiến trường. Ông có vóc dáng tuấn tú, cao lớn, giỏi võ nghệ, thường xung trận bằng đại đao.
Ngoài chiến công đánh tan quân Tống xâm lược vào các năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt từng nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành. Ông thậm chí còn bắt sống vua Chiêm là Chế Củ. Tên tuổi của ông còn gắn với bài thơ Nam quốc Sơn hà nổi tiếng.
Trần Hưng Đạo (1230 - 1300): Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, còn đươc gọi là Hưng Đạo vương hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, là một trong những nhà quân sư kiệt xuất nhất lịch sử.
Ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1257 - 1288), công lao của Trần Hưng Đạo là vô cùng to lớn với nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”.
Sử gia Nguyễn Huệ Chi viết rằng ông là “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”. Ông luôn là người theo tư tưởng lấy sức dân làm nền tảng xây dựng sức mạnh của chế độ.
Mời độc giả xem video: Đà Nẵng: Đơn vị nào thực hiện không nghiêm túc, bí thư, chủ tịch chịu trách nhiệm. Nguồn: VTVcab Tin tức.