Đầu tháng 6/2017, kết quả khai quật khảo cổ tháp núi Thiên Bút, TP Quảng Ngãi đã được báo cáo sơ bộ. Tại đây, các chuyên gia khảo cổ công bố đã phát hiện bộ linh vật Linga - Yoni được xếp vào loại lớn nhất của văn hóa Chăm Pa. Đây là một trong những phát hiện đàng chú ý nhất của khảo cổ Việt Nam năm 2017. Ảnh: Nhân Dân Online.Kết quả khảo cổ khai quật di tích Tả Vu và Hữu Vu ở cố đô Lam Kinh, Thanh Hóa được công bố vào tháng 7 cho thấy đây là hai kiến trúc qui mô to lớn, có thể là nơi phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ lăng mộ và các điện miếu ở Lam Kinh. Rất nhiều hiện vật bằng gốm sứ cùng đố thờ tự đã được thu thập trong cuộc khai quật này. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.Vào tháng 10/2017, cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học tại di tích miếu Đồng Cổ (Nguyên Xá, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã phát lộ sự hiện diện của công trình kiến trúc thời Trần. Theo các chuyên gia, đây có khả năng là vết tích của ngôi miếu cổ được Việt Điện u linh và Đại Việt sử ký toàn thư nhắc đến. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.Đợt thám sát nghiên cứu khảo cổ học khu vực đền Huyện ở Hà Tĩnh vào đầu tháng 12/2017 đã làm phát lộ nhiều hiện vật đặc sắc có niên đại từ thời Trần. Đây là những chứng tích quan trọng giúp cho việc tìm hiểu các công trình tín ngưỡng thời Lý, Trần và giai đoạn lịch sử tiếp theo ở nơi được xem là trung tâm tín ngưỡng của vùng Nghi Xuân xưa. Ảnh: Bvhttdl.gov.vn.Vào tháng 7, hoạt động đào thám sát mộ Mường ở khu vực Đồi Sành (Nam Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã được thực hiện. Các kết quả thu được cho thấy Đồi Sành là một khu nghĩa địa Mường cổ có từ thời Trần, niên đại thế kỷ 13 -14. Chủ nhân các ngôi mộ đều là những người có địa vị xã hội nhất định. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc giaCuối tháng 3/2017, một người dân ngụ tại xóm Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) trong quá trình đào đất làm đường ống nước tưới tiêu trên cánh đồng đã phát hiện nhiều hiện vật gốm sứ cổ còn nguyên vẹn. Các nhà khảo cổ học Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh bước đầu xác định các hiện vật này có niên đại thời Lê, đầu thế kỷ 15. Ảnh: Báo Tổ Quốc.Trong cuộc khai quật diễn ra từ cuối tháng 12/2016 đến đầu tháng 1/2017, nhiều di vật khảo cổ đã được phát hiện với mật độ khá dày trong các hang động ở Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô (Đắk Nông). Các di vật gồm đồ đá, đồ gốm, xương động vật, được coi là những phát hiện khảo cổ học tiền sử đầu tiên trong hang động núi lửa Việt Nam. Ảnh: vast.ac.vn
Tháng 5/2017, công tác khai quật di chỉ vườn đình Khuê Bắc thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành. Quá trình khai quật đã làm phát lộ nhiều công cụ đá (rìu, bàn mài, hòn kê, hòn đập…), đá nguyên liệu chế tạo đồ trang sức và nhiều đồ gốm thời Tiền Sa Huỳnh có niên đại từ khoảng 3.000 năm đến 3.500 năm. Ảnh: VTV.Trong đợt khai quật khảo cổ học diễn ra vào tháng 10-11 tại phế tích chùa Mã Yên, xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam (Bắc Giang), các chuyên gia phát hiện nhiều hiện vật có giá trị, là bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại một quần thể công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ gắn với Thiền phái Trúc Lâm nhiều thế kỷ trước. Ảnh: Báo Bắc Giang.Trong quá trình khai quật khảo cổ học di chỉ lò gốm Gò Cây Me (thôn Đại Bình, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn. tỉnh Bình Định) vào tháng 10, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hơn 5.000 hiện vật gốm, tập trung chủ yếu ở 3 dòng gốm: hoa nâu, men ngọc, men trắng. Đặc biệt, lần đầu tiên khuôn in hoa văn hình rồng đã được phát hiện. Ảnh: Báo Bình Định.Mời độc giả xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.
Đầu tháng 6/2017, kết quả khai quật khảo cổ tháp núi Thiên Bút, TP Quảng Ngãi đã được báo cáo sơ bộ. Tại đây, các chuyên gia khảo cổ công bố đã phát hiện bộ linh vật Linga - Yoni được xếp vào loại lớn nhất của văn hóa Chăm Pa. Đây là một trong những phát hiện đàng chú ý nhất của khảo cổ Việt Nam năm 2017. Ảnh: Nhân Dân Online.
Kết quả khảo cổ khai quật di tích Tả Vu và Hữu Vu ở cố đô Lam Kinh, Thanh Hóa được công bố vào tháng 7 cho thấy đây là hai kiến trúc qui mô to lớn, có thể là nơi phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ lăng mộ và các điện miếu ở Lam Kinh. Rất nhiều hiện vật bằng gốm sứ cùng đố thờ tự đã được thu thập trong cuộc khai quật này. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Vào tháng 10/2017, cuộc thám sát và khai quật khảo cổ học tại di tích miếu Đồng Cổ (Nguyên Xá, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) đã phát lộ sự hiện diện của công trình kiến trúc thời Trần. Theo các chuyên gia, đây có khả năng là vết tích của ngôi miếu cổ được Việt Điện u linh và Đại Việt sử ký toàn thư nhắc đến. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Đợt thám sát nghiên cứu khảo cổ học khu vực đền Huyện ở Hà Tĩnh vào đầu tháng 12/2017 đã làm phát lộ nhiều hiện vật đặc sắc có niên đại từ thời Trần. Đây là những chứng tích quan trọng giúp cho việc tìm hiểu các công trình tín ngưỡng thời Lý, Trần và giai đoạn lịch sử tiếp theo ở nơi được xem là trung tâm tín ngưỡng của vùng Nghi Xuân xưa. Ảnh: Bvhttdl.gov.vn.
Vào tháng 7, hoạt động đào thám sát mộ Mường ở khu vực Đồi Sành (Nam Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã được thực hiện. Các kết quả thu được cho thấy Đồi Sành là một khu nghĩa địa Mường cổ có từ thời Trần, niên đại thế kỷ 13 -14. Chủ nhân các ngôi mộ đều là những người có địa vị xã hội nhất định. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Cuối tháng 3/2017, một người dân ngụ tại xóm Cứu Quốc, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) trong quá trình đào đất làm đường ống nước tưới tiêu trên cánh đồng đã phát hiện nhiều hiện vật gốm sứ cổ còn nguyên vẹn. Các nhà khảo cổ học Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh bước đầu xác định các hiện vật này có niên đại thời Lê, đầu thế kỷ 15. Ảnh: Báo Tổ Quốc.
Trong cuộc khai quật diễn ra từ cuối tháng 12/2016 đến đầu tháng 1/2017, nhiều di vật khảo cổ đã được phát hiện với mật độ khá dày trong các hang động ở Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô (Đắk Nông). Các di vật gồm đồ đá, đồ gốm, xương động vật, được coi là những phát hiện khảo cổ học tiền sử đầu tiên trong hang động núi lửa Việt Nam. Ảnh: vast.ac.vn
Tháng 5/2017, công tác khai quật di chỉ vườn đình Khuê Bắc thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành. Quá trình khai quật đã làm phát lộ nhiều công cụ đá (rìu, bàn mài, hòn kê, hòn đập…), đá nguyên liệu chế tạo đồ trang sức và nhiều đồ gốm thời Tiền Sa Huỳnh có niên đại từ khoảng 3.000 năm đến 3.500 năm. Ảnh: VTV.
Trong đợt khai quật khảo cổ học diễn ra vào tháng 10-11 tại phế tích chùa Mã Yên, xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam (Bắc Giang), các chuyên gia phát hiện nhiều hiện vật có giá trị, là bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại một quần thể công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ gắn với Thiền phái Trúc Lâm nhiều thế kỷ trước. Ảnh: Báo Bắc Giang.
Trong quá trình khai quật khảo cổ học di chỉ lò gốm Gò Cây Me (thôn Đại Bình, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn. tỉnh Bình Định) vào tháng 10, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hơn 5.000 hiện vật gốm, tập trung chủ yếu ở 3 dòng gốm: hoa nâu, men ngọc, men trắng. Đặc biệt, lần đầu tiên khuôn in hoa văn hình rồng đã được phát hiện. Ảnh: Báo Bình Định.
Mời độc giả xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.