1. Vàng. Bảo vật quốc gia Bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” làm bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đến thời vua Gia Long, bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi. Hiện vật của BT Lịch sử quốc gia. 2. Bạc. Ấn "Quốc mẫu chi bảo" bằng bạc mạ vàng, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 57 (1796), chúa Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu cho mẫu phi Nguyễn Thị Hoàn làm Quốc mẫu Vương Thái phi. Hiện vật của BT Lịch sử quốc gia. 3. Đồng. Bảo vật quốc gia Cửu Đỉnh nhà Nguyễn gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng, lấy ý tưởng từ cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Hoa, được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837. Hiện vật của Hoàng thành Huế. 4. Ngọc. Chậu hoa địa lan được chế tác thủ công thời vua Đồng Khánh, có lá và hoa làm từ đá ngọc. Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. 5. Ngà. Chiếc ấn “Hóa cửu thành đạo”, nghĩa là “Dạy lâu thì thành đạo”, được tạc từ ngà voi, nằm trong bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức. Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. 6. Gỗ. Bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn được làm từ gỗ sơn son thếp vàng, đặt trong điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế. 7. Đá. Bảo vật quốc gia Bia Khiêm Cung Ký được chế tác từ đá, đặt trong bi đình (nhà bia) của lăng vua Tự Đức, Huế. 8. Vải. Mũ thượng triều của các vua nhà Nguyễn được làm bằng vải sa màu đen, trang trí bằng vàng và cẩn nhiều loại ngọc quý, san hô. Hiện vật của BT Lịch sử quốc gia. 9. Gốm sứ. Chiếc mâm bồng hiệu Rivoli bằng sứ có hình rồng vàng, quà của Phủ Phụ chính đặt làm tại Pháp năm 1915 để tặng vua Duy Tân. Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. 10. Pháp lam. Lư xông trầm pháp lam (đồng tráng men nhiều màu), một vật dụng có nguồn gốc từ cung đình nhà Nguyễn. Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
1. Vàng. Bảo vật quốc gia Bảo ấn “Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo” làm bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đến thời vua Gia Long, bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi. Hiện vật của BT Lịch sử quốc gia.
2. Bạc. Ấn "Quốc mẫu chi bảo" bằng bạc mạ vàng, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 57 (1796), chúa Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) cho đúc cùng kim sách dâng tôn hiệu cho mẫu phi Nguyễn Thị Hoàn làm Quốc mẫu Vương Thái phi. Hiện vật của BT Lịch sử quốc gia.
3. Đồng. Bảo vật quốc gia Cửu Đỉnh nhà Nguyễn gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng, lấy ý tưởng từ cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Hoa, được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837. Hiện vật của Hoàng thành Huế.
4. Ngọc. Chậu hoa địa lan được chế tác thủ công thời vua Đồng Khánh, có lá và hoa làm từ đá ngọc. Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
5. Ngà. Chiếc ấn “Hóa cửu thành đạo”, nghĩa là “Dạy lâu thì thành đạo”, được tạc từ ngà voi, nằm trong bộ sưu tập ấn ngà của vua Tự Đức. Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
6. Gỗ. Bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn được làm từ gỗ sơn son thếp vàng, đặt trong điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế.
7. Đá. Bảo vật quốc gia Bia Khiêm Cung Ký được chế tác từ đá, đặt trong bi đình (nhà bia) của lăng vua Tự Đức, Huế.
8. Vải. Mũ thượng triều của các vua nhà Nguyễn được làm bằng vải sa màu đen, trang trí bằng vàng và cẩn nhiều loại ngọc quý, san hô. Hiện vật của BT Lịch sử quốc gia.
9. Gốm sứ. Chiếc mâm bồng hiệu Rivoli bằng sứ có hình rồng vàng, quà của Phủ Phụ chính đặt làm tại Pháp năm 1915 để tặng vua Duy Tân. Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
10. Pháp lam. Lư xông trầm pháp lam (đồng tráng men nhiều màu), một vật dụng có nguồn gốc từ cung đình nhà Nguyễn. Hiện vật của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.